Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Những nội dung cơ bản về cải táng (bốc mộ)


1. Chọn thời điểm :
Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Đây cũng là một vấn đề khó thường gây tâm lý hoang mang cho nhiều gia chủ. Có rất nhiều trường hợp bị sai ngay từ bước đầu tiên này. Ngoài việc tính toán theo lý thuyết, cần có sự kết hợp với các kiến thức khác như: dùng quẻ, yếu tố tâm linh, kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của mỗi người.
Một vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đó là trường hợp mộ kết. Nếu mộ kết phát thì con cháu sẽ thuận lợi, có nhiều thành tựu, may mắn. Trường hợp mộ kết mà tiến hành cải táng thì gia đình rất dễ gặp tai họa.
Nếu là mộ kết thì không nên cải táng, xây dựng, mà chỉ cần trong coi mộ cho cẩn thận, hoặc chỉ xây hàng rào thấp bao xung quang mộ.
Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của những người cùng huyết thống.

2. Chọn huyệt:
Để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
- Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới, rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền đồi núi thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, bùn lầy, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm.
- Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Nước trong, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
- Quan sát hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì cũng không nên dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng rất xấu, chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh, có độ ổn định cao, xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
- Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…

3. Chọn hướng:
Chọn hướng phải căn cứ theo địa hình, đồng thời hướng đó cũng không được xung khắc với mệnh chủ và cũng cần tránh các đại hung tinh trong năm.

4. Chọn thời gian cải táng:
Sau khi lựa chọn được hướng thì mới tính toán thời gian cải táng. Đây là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi cần nắm bắt nhiều kiến thức phong thủy mới có thể lựa chọn hiệu quả được.
Căn cứ chủ yếu để tính toán thời gian là: tuổi vong mệnh, mộ vận và các đại hung tinh theo năm.

5. Các bước tiến hành :
Cách 1: đào huyệt mộ trong đêm (ngày) cải táng.
Đây là phương án tốt nhất về phong thủy, nhưng đòi hỏi công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.
Cách 2: đào huyệt trước.
Chọn một này tốt không quá xa ngày cải táng để đào huyệt, xây thành bể.
Về độ sâu đào huyệt, nó phụ thuộc vào từng địa hình cụ thể, cần có sự nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng.
Trên đây là những cách thức cơ bản về vấn đề cải táng.



Để giúp các bạn có thêm kiến thức về cải táng, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
http://www.khoi.name.vn/2013/11/luan-cai-tang.html

NB, ngày 16/5/2016

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Lấp giếng

1. Giếng có oan hồn hay vong trú ngụ thì khi lấp mới phải dùng cách như sau:
Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng). Sau đó, cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên, còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp, đoạn mới vứt tiếp ba cục đất sét nói trên. Ném từng cục một, mổi lần ném khấn niệm tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra (do oan hồn người té giếng hay chết đuối).
- Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước, rồi 1 lớp cát dầy, rồi đến 1 lớp đất sét, sau cùng mới đến đất thịt, có như vậy mới không nghẽn mạch Thuỷ Long.
- Cần phải lựa ngày Trực Trừ mà làm, và làm 1 lễ cúng tạ Thuỷ Long Thần đã cho khơi mạch Thuỷ Long giúp cho việc sinh hoạt của gia đình trong thời gian qua, và nay vì lý do nhu cầu cuộc sống gì đó phải lấp giếng, xin phép Thuỷ Long Thần hoan hỷ chứng minh cho phép.
- Chẳng cần phải cầu kỳ đủ kiểu, lễ vật đơn giản chỉ trái cây, hoa tươi, cặp đèn cầy đỏ và 1 con cá chép sống. Sau khi cúng thì đem cá chép đó thả ra sông.
- Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi, khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc....

2. Giếng đang dùng bình thường khi cần lấp thì chọn ngày có TRỰC TRỪ, trục hết các đoạn ống lên (nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm đáy lên, mổi đoạn đục vài lỗ thủng càng to càng tốt), dùng một cây luồng to bằng cổ tay, chẻ đôi (loại còn non) thông ruột rồi quấn dây thép lai như khi chưa chẻ đôi, cắm vào lòng giếng dưới mức nước thường cở khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng (nứa) 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoăc dây kim tuyến (5 màu); nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh-ốc vít-sắt vụn v. v... bỏ xuống càng tốt (đây là cách thu nhỏ giếng lai, ứng dung Ngũ hành "kim sanh thủy" hỗ trợ; khoảng 5-7 năm sau cây luồng tự hủy, Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bị bế tắc dột ngột).
Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì ở dưới mặt nền nhà, nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng, âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời.
Có 1 phương pháp đơn giản hơn là lấy chỉ ngũ sắc, cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút, sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất.
Tùy khí của giếng mạnh hay yếu.
Quan trọng là giếng còn nước hay không, giếng khô thì khí cạn, giếng còn nước thì xem nước để định khí mạnh hay yếu: nước trong khí mạnh, đục khí yếu; nước sống (mực nước trong giếng có lên có xuống) khí mạnh, nước chết (mực nước cố định) khí yếu. Giếng nông khí yếu, sâu khí mạnh. Nếu giếng nông và khô thì lấp được.
Nếu xác định được rất yếu thì lấp bằng cách: lấy một ống nhựa thả xuống tận đáy giếng, đầu trên cao hơn mặt đất một chút, đổ cát vàng vào giếng (không đổ vào ống), cái ống này là để khí của giếng thoát ra, lâu ngày dài tháng cái ống bít hẳn thì xem như giếng đã được lấp.
Nếu khí của giếng mạnh quá thì thôi, vì dù làm cách nào cũng: nhẹ thì xào xáo nhà cửa, nặng thì hao người. Cân nhắc lợi hại trước khi làm.

Bài viết sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Tứ đại cục - Tràng sinh thủy pháp

Tứ đại cục - Tràng sinh thủy pháp


Tứ đại cục thủy pháp, có 4 cục: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.

Bài thơ:
Ất - Bính giao nhi xu Tuất
Tân - Nhâm hội nhi tụ Thìn
Đẩu Ngưu nạp Đinh - Canh chi khí
Kim Dương thu Quý - Giáp chi linh.



Vòng trong: địa bàn chính châm
Vòng giữa: thiên bàn phùng châm

Giải thích sơ bộ bài thơ:
- Long từ Ất, Bính hướng về Tuất - mộ khố tại Tuất;
- Long từ Tân, Nhâm hội tụ ở Thìn - mộ khố tại Thìn;
- Long từ Đinh, Canh thì mộ khố tại Sửu;
- Long từ Quý, Giáp thì mộ khố tại Mùi;

Một cuộc đất có phải thủy khẩu, đây là mấu chốt để định cục. Các yếu tố như long, huyệt, sa có hữu dụng hay không, đều là do thủy khẩu định chân giả. Nếu không có thủy khẩu thì không thể định cục (trường hợp không có thủy khẩu ta phải áp dụng phương pháp khác).

Đứng ở nơi kết huyệt đặt la kinh, hoặc sử dụng ảnh vệ tinh, dùng vòng thiên bàn phùng châm xem thủy khẩu giao hội, đi ra ở phương nào (xem thủy để định long).
- Nếu thủy khẩu ở Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý thì là Hỏa cục Ất long;
- Nếu thủy khẩu ở Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ thì là Thủy cục Tân long;
- Nếu thủy khẩu ở Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão thì là Kim cục Đinh long;
- Nếu thủy khẩu ở Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu thì là Mộc cục Quý long;

* Lập tràng sinh thủy pháp cho Hỏa cục Ất long:


* Lập tràng sinh thủy pháp cho Thủy cục Tân long:


* Lập tràng sinh thủy pháp cho Kim cục Đinh long:


* Lập tràng sinh thủy pháp cho Mộc cục Quý long:


Đây là chỉ nói về đại cuộc, còn tiểu cuộc có khi không luận như trên. Cần căn cứ vào địa hình để quyết định.
Ứng dụng: dùng để tìm huyệt, lập hướng.

Ví dụ: định huyệt, lập hướng cho trường hợp Hỏa cục.
- Nếu thủy khẩu ở Tân - Tuất thì tìm huyệt, lập hướng Sinh (Cấn), Vượng (Bính, Ngọ);
- Nếu thủy khẩu ở Càn - Hợi thì tìm huyệt, lập hướng chính Dưỡng (Quý, Sửu), chính Mộ (Tân, Tuất);
- Nếu thủy khẩu ở Nhâm - Tý thì cục này thường là không dùng được;

Lập hướng cần căn cứ vào thủy mà định: là nơi thủy tụ, uốn quanh, gần…
Cũng cần phải theo long nữa: âm long - âm hướng; dương long - dương hướng.
Đây là căn bản về thủy pháp, là một trong rất nhiều pháp của vấn đề lập hướng.

NB, ngày 4/11/2015

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Thái Dương – Thái âm

Thái Dương - Thái âm

Vòng giữa: Thái âm; Vòng ngoài: Thái dương


THÁI DƯƠNG

Thái Dương là chủ muôn vì sao, có nhiều sự cát, hiệu là Tinh trung, Thiên Tử (vua trong các vì sao), có khí tượng ông vua, rất tôn, rất quý, soi đến muôn phương, sao thiện gặp thì thêm sáng, sao ác gặp thì nép phục, tới Sơn, tới Hướng, tới Phương, rất có thể tu sửa, làm nhà, an táng mồ mả. Tới Hướng là tốt nhất, tới Phương (phương vị tam hợp) là thứ, tới Sơn lại là thứ nữa. Lại nói: "Thái Dương có thể đè nén tất cả mọi Hung sát, có khi lại không vì người tạo phúc". Làm nhà, táng mộ không nên chuyên tham Thái Dương làm chủ vậy. (Xét Thái Dương có thể hàng phục được tất cả hung sát. Phàm Hướng hay Sơn có hung sát, được Thái Dương đến hoặc đối chiếu, thì các Sát đều nép phục mà không làm hung. Nếu Hướng hay Sơn đã được các sao cát đến rồi mà lại lấy Thái Dương cùng đến, thì các sao cát không dám đương với Thái Dương tôn quý, mà lui tránh đi. Cho nên nói rằng "không nên chuyên tham Thái Dương"). Phàm dùng Thái Dương nên ngày, không nên đêm, ngày thì sáng sủa, đêm thì không.

THÁI ÂM

Thái âm là hậu phi trong các sao. Có khí tượng mẫu nghi (khuôn phép bậc mẹ), đức mềm, thể thuận, giúp Thái dương để tuyên truyền đức hóa, kế ngày đến đêm mà sáng sủa. Tới Sơn là tốt, nhưng gặp Niên hình, Nguyệt xung là không dùng được. Tới Hướng là xung Sơn (hung).

Nhìn chung Thái dương đáo Sơn tốt hơn Thái âm đáo Sơn.

Ví dụ: Nhà hướng Tý muốn tu sửa, đợi đến tiết Đại hàn Thái dương đến hướng (tốt).
Nguồn: www.khoi.name.vn

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Cách chế Tam sát

Khi nó đến Sơn hay tạo táng đều kỵ. Nếu Tam sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu tạo vậy. Trong cách chế Tam sát có 3 điều cần biết:

1. Dùng tam hợp cục để chế:
Như Tam sát ở 3 phương Tỵ, Ngọ, Mùi, đây là thuộc phương Nam, hành Hỏa. Ta gọi là Tam sát thuộc Hỏa, thì dùng Tam Hợp Thủy là Thân, Tý, Thìn để chế nó, tức tam hợp ngũ hành ta chọn phải khắc ngũ hành phương tam sát.
Trường hợp tam sát thuộc Thủy, do không có tam hợp hóa Thổ mà khắc Tam sát Thủy. Cho nên khi gặp Tam sát thuộc Thủy ta phải dùng phép nạp âm chế Tam sát. Tuy nhiên cách này rất ít dùng vì dùng nạp âm thì lực yếu, rất khó khắc chế được tam sát, cần được nhiều sao tốt khác trợ giúp.
Ví dụ: như năm Giáp Ngọ, thì Tam sát tại Hợi, Tý, Sửu, là Tam sát Thủy. Ta dùng Ngũ Hổ độn, tính được là Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu => nạp âm của Ất Hợi thuộc Hỏa, của Bính Tý, Đinh Sửu thuộc Thuỷ, ta thấy có hành thủy chiếm đa số thì ta dùng tháng, ngày, giờ nạp âm thuộc Thổ mà chế nó.

2. Năm tháng ngày giờ là Tam Hợp phải đắc lệnh, Tam sát phải hưu tù:
Cách tính Vượng - Tướng - Tử - Tù - Hưu như sau:
Mùa xuân: Mộc vượng, Hoả tướng, Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu;
Mùa hạ: Hỏa vượng, Thổ tướng, Kim tử, Thủy tù, Mộc hưu;
Tứ quý: Thổ vượng, Kim tướng, Thủy tử, Mộc tù, Hỏa hưu;
Mùa thu: Kim vượng, Thủy tướng, Mộc tử, Hỏa tù, Thổ hưu;
Mùa đông: Thủy vượng, Mộc tướng, Hỏa tử, Thổ tù, Kim hưu;
Cách nhớ dễ dàng: Trước tiên là thứ tự vượng, tướng, tử, tù, hưu. Kế đến là thứ tự Tương Sanh Mộc=>Hỏa=>Thổ=>Kim=>Thủy. Khởi đầu từ mùa xuân thì ý theo thứ tự ấy. Mùa hạ thì chuyển Mộc xuống cuối, đôn Hỏa lên. Cứ thế mà xoay tính tới.

3. Nên là phương thực lộc của bản mệnh Lộc, Mã, Quý Nhân hoặc là phương Lộc, Mã, Quý Nhân của bản mệnh phi đến, với lại Bát Tiết Tam Kỳ Môn (Ất, Bính, Đinh), Thái Dương, Thái Âm, Thiên Đức, Nguyệt Đức đến phương ấy, càng nhiều càng tốt.

Ví dụ: năm 2015 (Ất Mùi); tam sát tại Thân, Dậu, Tuất thuộc cung Đoài thuộc Kim. Ta dùng tháng, ngày, giờ Dần, Ngọ, Tuất (Hỏa cục) để khắc chế nó.
Cụ thể: ta thấy tam sát thuộc Kim thì bị Hưu, Tù vào mùa đông và mùa xuân. Ta lại thấy Hỏa Vượng vào mùa hạ và Tướng mùa xuân. Như vậy ta phải chọn mùa xuân để tiến hành khắc chế. Mùa xuân thì có 3 tháng là Dần, Mão, Thìn, trong 3 tháng ấy thì chỉ có tháng Dần thuộc tam hợp Hỏa cục (Dần, Ngọ, Tuất) mà thôi. Vậy ta phải chọn tháng Dần, còn ngày, giờ thì chọn Ngọ, Tuất hoặc Tuất, Ngọ cho nó đủ 3 chữ thành tam hợp Hỏa cục.

- Năm Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mão, Mùi là Tam sát khắc Tuế;
- Năm Tỵ, Dậu, Sửu, Thân, Tý, Thìn là Tuế khắc Tam sát;
Tam sát khắc Tuế, thời đợi lệnh Hưu, Tù của nó mà dùng. Tuế khắc Tam sát, thời duy chỉ kỵ 4 tháng vượng Tý, Ngọ, Mão Dậu, các tháng khác đều có thể dùng, chỉ chọn cát thần đến phương, tám chữ thành cách mà thôi.
Chú ý: cũng không nên lạm dụng cách chế Tam sát này nhiều, nó chỉ nên dùng trong trong một số trường hợp đặc biệt thôi.

Nguồn: www.khoi.name.vn

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Thần sát trọng yếu - lý luận căn bản

Thần sát trong phong thủy có nhiều loại, các phương vị vượng, suy phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Thái Tuế và Cửu Tinh. Thái tuế dịch chuyển theo hình tròn, trong khi Cửu tinh theo quỹ đạo Lường thiên xích.
Để đón cát tránh hung ta cần nắm rõ quy luật, đặc điểm của hai yếu tố này.

1/ Tuế Phá: là phương đối xung của Thái Tuế. Phương có Tuế Phá chỉ cần không làm xung động nó, không sửa sang gì thì tất yên, không đáng lo. Chính vì thế nên nó không tính là nặng nhất dù không có cách hóa giải.

2/ Thái Tuế: là phương sở trị năm đó, năm Tý tại Tý, năm Sửu tại Sửu... Người xưa nói: "Thái Tuế khả tọa, bất khả hướng". "Không gì cát bằng tọa Thái Tuế; không gì hung bằng phạm Thái Tuế ". Cho nên có khi TỌA mà cát, có khi TỌA mà hung. Hơn nhau hay không là ở chỗ dùng đúng phép. Thái Tuế khi TỌA ở Sơn thì ta nên bổ cứu cho nó, không nên khắc chế, xung, hình nó. Nơi phương Thái Tuế ở mà nhiều sao cát thì cát, nhiều sao hung thì hung. Nếu được thêm Tử Bạch, Thái Dương, Tam Kỳ Môn, Quý Nhân, Lộc, Mã, 2-3 cái cùng đến thì quý hiển không gì bằng mà lại phát rất mau. Cho nên, nếu Thái Tuế tọa Sơn, khi cần làm phải tính toán thật kỹ tìm các đại cát tinh hợp chiếu. Nếu không biết cách chọn đại cát tinh thì xin chớ làm bừa, vì khi "động thổ trên đầu Thái Tuế" không phải là chuyện đùa.

3/ Tam Sát: bản chất của nó là do Thái Tuế hợp cục, tạo ra sự vượng, suy theo các phương tứ chính.
Ví dụ: các năm Dần, Ngọ, Tuất (hỏa Cục) thì Vượng tại Ngọ, đối xung với Ngọ là Tam Sát (tại Tý).
Các năm khác cứ thế mà suy ra.
Khi nó đến Sơn hay tạo, táng đều kỵ. Nếu Tam Sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu tạo vậy.
Tam Hợp dụng thần có hai câu có thể gọi là “Thiên Kinh Địa Nghĩa” là “Thái Tuế khả tọa bất khả hướng”; “Tam Sát khả hướng bất khả Tọa”. Trong việc chọn Dụng Thần chọn ngày, giờ, có thể tính toán để tìm ra chân Thái Dương, Thái Âm đến hướng, đến phương để hóa giải.
Lực của Tam hợp rất lớn nên cố gắng tận dụng triệt để nó.
Lưu ý: Nếu phương đó gặp Ngũ Hoàng hội Lực sĩ thì không theo đó mà dùng được.

4/ Ngũ Hoàng: mang hành Thổ, có tên là sao Liêm chinh (trong tử vi là một sao chính diệu, vì vậy còn gọi là sao Chính quan).
Khi Ngũ Hoàng nắm lệnh, tức là nó nhập trung thì nó là Cát Tinh quyền uy tám phương, không sao cát nào vào giửa mà có uy lực tạo phúc như nó cả, vì đó là chính ngôi của nó vậy. Người ta chỉ xem nó là sát khi nó rời khỏi cung vị phi đến các phương. Vì vậy nó còn có tên là sao Ngũ hoàng sát, Chính quan sát, hay Mậu kỷ sát.
Khi sao Ngũ hoàng bay thuận đến 8 hướng xung quanh trung tâm của bản đồ cửu cung thì nó sẽ đóng tại cung đối diện với cung có sao bay vào trung tâm, và hình thành ở đó hai khí xung khắc nhau. Thí dụ: Khi sao Nhất bạch Thuỷ bay thuận từ cung Khảm (Bắc) bay vào Trung tâm thì sao ngũ hoàng Thổ sẽ mang theo Thuỷ khí của Khảm bay vào cung Ly (Nam), đối diện với Khảm. Hoả khí của cung Ly khi đó xung khắc với Thuỷ khí do Ngũ hoàng mang đến tạo thành sát.


 Cách hóa giải Ngũ Hoàng chỉ đơn giản là dùng KIM để tiết khí THỔ.

Cửu tinh tác động theo các Phương là chính, trong khi Thái tuế ngoài sự tác động theo Phương vị nó còn ảnh hưởng mạnh tới Nhân vận.
Tạo, Táng căn bản không ngoài sự tương tác Hợp (lục hợp, tam hợp), Xung, Hình.
- Tạo: do thời gian kéo dài nên cần chú trọng Mệnh Chủ.
Lấy năm sinh của chủ nhà để luận, sinh năm Giáp Tý không dùng ngày Ngọ, giờ Ngọ, cũng kỵ Canh Ngọ, cùng Giáp Ngọ bởi đều là chính xung thường gọi là Thiên Xung Địa Khắc, lực xung rất mạnh. Giáp Tý với Giáp Ngọ là Thiên Can tương đồng, Địa Chi tương xung, gọi là Thiên Tỷ Địa Xung cũng là đại hung.
- Táng: cần chú trọng Mộ Vận (Mộ long biếnvận).

Một cách đơn giản dễ hình dung là đặt vòng Tràng Sinh của Thái Tuế trên đồ hình cửu cung của niên tinh.

Ví dụ: như năm 2014 (Giáp Ngọ), Tứ lục nhập trung, ta có đồ hình sau:


- Phương Bắc là Tam Sát hội cùng Tuế Phá là phương đại hung rất kỵ động thổ, tu tạo.
- Phương Tây Bắc (cung Càn) có Ngũ hoàng phi đến, do Càn thuộc Kim, Ngũ hoàng thuộc Thổ; ta có Thổ sinh Kim nên lực của Ngũ hoàng giảm bớt nên phương này cũng không đáng ngại lắm. Ngũ hoàng chỉ đặc biệt nguy hiểm khi hội cùng Lực sỹ.
- Phương Nam có Đế vượng, vượng tinh Bát bạch (chỉ 2 cái này cũng đủ dùng rồi), nếu tính toán cho một vài sao như Thái dương, Thái âm, Quý nhân, Lộc, Mã rơi vào thì phương này cực tốt, động thổ phát rất nhanh và mạnh.

Cần nắm vững đặc tính Cửu tinh, Thái Tuế và mối quan hệ Hợp, Xung, Hình… tiến hành cân nhắc, gia giảm để đón cát tránh hung.
NB, ngày 18/12/2014
Vũ Hữu Khôi

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Tọa sơn cửu tinh

Hệ thống cửu tinh tọa sơn là: Tham lang - Cự Môn -  Lộc Tồn - Văn Khúc - Liêm Trinh - Vũ Khúc - Phá Quân - Phụ Bật. Thiên văn học gọi là chòm sao bắc đẩu hoặc hiện đại gọi là chòm đại hùng tinh. 9 sao này theo thứ tự đọc nhanh là: THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM,, PHÁ, PHỤ BẬT.
Có 4 sao tốt và 4 sao xấu. Trong 24 sơn theo nguyên tắc: ở phương vị có sao tốt đóng thì đó là phương vị tốt, và ngược lại phương vị có sao xấu đóng là phương vị xấu.
Đây cũng là pháp thức tiểu du niên biến quái dùng để nạp sa cho mộ huyệt.
Dùng các sơn tam cát, lục tú để thu sa và sử dụng 12 cát sơn (Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn) để lựa chọn tranh âm, tranh dương để theo sơn mà định hướng, theo nguyên tắc Sơn dương - hướng dương, Sơn âm - hướng âm.
Thứ tự biến quẻ từ trên xuống dưới:
- Bước 1: biến hào trên;
- Bước 2: biến hào giữa;
- Bước 3: biến hào dưới;
- Bước 4: biến hào giữa;
- Bước 5: biến hào trên;
- Bước 6: biến hào giữa;
- Bước 7: biến hào dưới;
- Bước 8: biến hào giữa;
Ví dụ: quẻ Khôn.
- Biến 1 lần hào thượng được quẻ Cấn;
- Biến hào 2 ra Tốn;
- Lần 3 hào 3 ra Càn;
- Lần 4 lại ra Ly;
- Lần 5 ra Chấn;
- Lần 6 ra Đoài;
- Lần 7 ra Khảm;
- Lần 8 lại về Khôn;

Nạp giáp cho bát quái:
- KHÔN, ẤT (Khôn)
- CẤN, BÍNH (Cấn)
- TỐN, TÂN (Tốn)
- CÀN, GIÁP (Càn)
- NHÂM, DẦN, NGỌ, TUẤT (Ly)
- CANH, HỢI, MÃO, MÙI (Chấn)
- ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU (Đoài)
- QUÝ, THÂN, TÍ, THÌN (Khảm)

- Biến lần 1 ra Tham lang. Nghĩa là Tham lang sẽ đóng ở Sơn vị Cấn và Bính.
- Biến lần 2 ra Cự môn. Vậy Cự Môn sẽ đóng ở Tốn, Tân.
- Biến lần 3 ra Lộc Tồn. Vậy Lộc tồn sẽ đóng ở Càn, Giáp.
- Biến lần 4 ra Văn Khúc. Vậy Văn Khúc sẽ ở Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất.
.... Cuối cùng Phụ Bật sẽ đóng ở Khôn và Ất.

Ví dụ: toạ Nam thì lần đầu biến sẽ là Chấn. Vậy Canh, Hợi, Mão, Mùi sẽ có sao Tham lang. Và ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU, sẽ là CỰ MÔN.

Sau khi an sao xong chỉ lấy sao ở hướng kiến trúc để đoán.
- Tham lang chủ thông minh sinh con hiếu thuận là sao tốt Thuộc Mộc.
- Cự Môn thuộc thổ Thiên Y... chủ trung hậu trường thọ gần quan quý.


Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:


6 Responses to Tọa sơn cửu tinh

  1. nqthang235 says:
    Em đọc bài của bác thấy nạp giáp của bác khác các bài nạp giáp khác trên mạng. Của họ là Càn nạp Giáp, Nhâm; Khôn nạp Ất, Quý;… Bác có thể giải thích cho em đôi chút được không? Cảm ơn bác nhiều.
  2. Thanh Bình says:
    Chào anh khôi,
    Bảng tọa sơn cửu tinh an ra sai rồi
    ví dụ: Quẻ Ly tại sơn thìn(nạp khảm) theo du niên Khảm-Ly diên niên là vũ khúc thì bảng trên là “lộc tồn” không ổn rồi.
    anh xem sửa lại.
    Bibi
    Alina
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đây là cách biến theo thứ tự THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM, VŨ, PHÁ, PHỤ BẬT. Nó hơi khác so với cách phối cung theo bát trạch một chút. Quẻ Ly sau khi biến hào thượng, trung, hạ được quẻ Khảm. Theo thứ tự trên sẽ là LỘC TỒN.
  3. Anthony says:
    Chào c.khôi,
    Ví dụ nhà tọa quý hướng đinh (192độ) theo bảng trên tọa quý “Phụ bật” và hướng Đinh “Liêm trinh”. ở hướng Liêm Trinh xấu vậy hóa giải như thế nào? mặc dù theo phần mềm phi tinh tinh của chú ở hướng Đinh “838” nếu dùng hỏa để hóa thì không ổn vì Liêm trinh cũng là hỏa.
    vậy thoe chú ở hướng “Liêm Trinh” cần hóa giải ntn?
    Cam ơn
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Câu hỏi của bác với tôi là một vấn đề khó, nên tôi không biết trả lời ra sao.
      Thường thì nếu theo huyền không thì thôi bát trạch hoặc ngược lại. Còn để kết hợp hai trường phái lý khí này với nhau thì cũng tùy sở học của mỗi người, trong từng trường hợp dùng cái này thì bỏ cái kia.