Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tràng sinh cho dương trạch



Đầu tiên phải xem thế đất Âm hay Dương.
- Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
- Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.
Thế đất dương thì vòng Tràng sinh đi thuận, thế đất âm thì vòng Tràng sinh đi nghịch.
Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm - Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.

Cách 1: Khởi cung dựa theo đặt tính nhành của Sơn để chọn cung Trường sinh ở đâu.

1. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Thủy: Hợi, Nhâm, Tý, Quý thì:
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

2. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Mộc: Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn thì:
- Trường sinh thuận tại Hợi;
- Trường sinh nghịch tại Ngọ;

3. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Hỏa: Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh thì:
- Trường sinh thuận tại Dần;
- Trường sinh nghịch tại Dậu;

4. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Kim: Thân, Canh, Dậu, Tân, Càn thì:
- Trường sinh thuận tại Tỵ;
- Trường sinh nghịch tại Tý;

5. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Thổ: Cấn, Khôn, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì:
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

Ví dụ: long đến từ các sơn thuộc Thủy.

Cách 2: Khởi cung dựa theo đặtính Tam hợp cục Nhành của Sơn địa chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh ở đâu.

1. Khi long (tọa sơn) là: Khôn, Nhâm, Ất, Thân, Tý, Thìn - Thủy cục.
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

2. Khi long (tọa sơn) là: Cấn, Bính, Tân, Dần, Ngọ, Tuất - Hỏa cục
- Trường sinh thuận tại Dần;
- Trường sinh nghịch tại Dậu;

3. Khi long (tọa sơn) là: Tốn, Canh, Quý, Tỵ, Dậu, Sửu - Kim cục
- Trường sinh thuận tại Tỵ;
- Trường sinh nghịch tại Tý;

4. Khi long (tọa sơn) là: Càn, Giáp, Đinh, Hợi, Mão, Mùi - Mộc cục
- Trường sinh thuận tại Hợi;
- Trường sinh nghịch tại Ngọ;

Ví dụ: Tràng sinh thuộc Hỏa cục

Có 2 cách để dễ nhớ cho các vòng Âm Dương này:
- Cung Lâm Quan của Dương là Đế Vượng của Âm, và ngược lại, Đế Vượng của Dương là Lâm Quan của Âm.
- Dương khời Trường Sinh tại cung đầu tiên trong Tam Hợp, Âm khởi Trường Sinh tại cung cuối cùng trong Tam Hợp lùi lại 1 cung.
Tùy cuộc đất mà sử dụng cách nào.
Còn một số cách lập tràng sinh khác thường chỉ dùng trong âm trạch.
Ý nghĩa vòng tràng sinh và ứng dụng sa, thủy thì có nhiều trong các sách vở, tài liệu khác, nên tôi không viết lại nữa.

Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

5 Responses to Tràng sinh cho dương trạch

  1. Alina says:
    Chào a.Khôi,
    cho em hỏi sau khi an thủy lai, thủy khứ theo vòng trường sinh trên.
    giờ muốn biết các địa chi của vòng tràng sinh thuộc phương nào ?mong anh hướng dẫn thêm
    ví dụ : vòng tràng sinh hỏa cục lâm quan/đế vượng ở Ngọ, vậy địa chi Ngọ ở phương Đông hay Tây hay Nam hay Bắc thì như thế nào?
    Rất mong nhận thông tin hướng dẫn thêm từ bài viết của anh.
    Thanks,
    Alina
  2. Alina says:
    Chào a.Khôi,
    anh cho em hỏi thêm trên vòng tràng sinh thủy cục và hỏa cục có: giáp,ất,bính,đinh,càn,khôn,cấn,tốn,nhâm, quý ý nghĩa gì?em không thấy nói trong bài viết trên.
    Thanks,
    Alina
  3. Chào bạn Alina.
    Vòng 24 sơn (giáp,ất,bính,đinh,càn,khôn,cấn,tốn,nhâm, quý…) là cố định trên la kinh. Chính Ngọ là hướng chính nam 180 độ, chính Mão là hướng chính Đông 90 độ. Bất kể la kinh nào cũng có vòng này. Việc giải thích nó thì bạn có thể tìm hiểu ở nhiều sách dạy căn bản về phong thủy.
  4. An says:
    Chào a.Khôi,
    anh cho em hỏi:
    “- Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
    – Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.”
    ví dụ: một mảnh đất hình chữ nhật sơn Ất. làm cách nào để biết thế đất chạy theo chiều thuận kim đồng hồ hay nghịch kim đồng hồ. Và vị trí đứng ở giữa nhà hay ở trước nhà để nhìn.
    Thanks,
    An
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đứng ở giữa cuộc đất để nhìn Long. Bài viết về tràng sinh trên cũng còn khá sơ sài. Lập tràng sinh thì vậy nhưng ứng dụng nó thì cũng khá phức tạp