Thần sát trong phong thủy có nhiều loại, các phương vị vượng, suy phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Thái Tuế và Cửu Tinh. Thái tuế dịch chuyển theo hình tròn, trong khi Cửu tinh theo quỹ đạo Lường thiên xích.
Để đón cát tránh hung ta cần nắm rõ quy luật, đặc điểm
của hai yếu tố này.
1/ Tuế
Phá:
là phương đối
xung của Thái
Tuế. Phương có Tuế Phá chỉ cần không làm
xung động nó, không sửa sang gì thì tất yên, không đáng lo. Chính vì thế
nên nó không tính là nặng nhất dù không có cách hóa giải.
2/ Thái Tuế:
là phương sở trị năm đó, năm Tý tại Tý, năm Sửu tại Sửu... Người xưa nói: "Thái
Tuế khả tọa, bất khả hướng". "Không gì cát bằng tọa Thái Tuế; không
gì hung bằng phạm Thái Tuế ". Cho nên có khi TỌA mà cát, có khi
TỌA mà hung. Hơn nhau hay không là ở chỗ dùng đúng phép. Thái Tuế khi TỌA ở Sơn
thì ta nên bổ cứu cho nó, không nên khắc chế, xung, hình nó. Nơi phương Thái
Tuế ở mà nhiều sao cát thì cát, nhiều sao hung thì hung. Nếu được thêm Tử Bạch, Thái Dương, Tam Kỳ Môn, Quý Nhân, Lộc, Mã, 2-3 cái cùng đến thì quý hiển không gì bằng mà lại phát rất mau.
Cho nên, nếu Thái Tuế tọa Sơn, khi cần làm phải tính toán thật kỹ tìm các đại
cát tinh hợp chiếu. Nếu không biết cách chọn đại cát tinh thì xin chớ làm bừa,
vì khi "động thổ trên đầu Thái Tuế" không phải là chuyện đùa.
3/ Tam Sát:
bản chất của nó là do Thái Tuế hợp cục, tạo ra sự vượng, suy theo các phương tứ
chính.
Ví dụ: các
năm Dần, Ngọ, Tuất (hỏa Cục) thì Vượng tại Ngọ, đối xung với Ngọ là Tam Sát
(tại Tý).
Các năm
khác cứ thế mà suy ra.
Khi nó đến
Sơn hay tạo, táng đều kỵ. Nếu Tam Sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu
tạo vậy.
Tam Hợp
dụng thần có hai câu có thể gọi là “Thiên Kinh Địa Nghĩa” là “Thái Tuế khả tọa
bất khả hướng”; “Tam Sát khả hướng bất khả Tọa”. Trong việc chọn Dụng Thần chọn
ngày, giờ, có thể tính toán để tìm ra chân Thái Dương, Thái Âm đến hướng, đến
phương để hóa giải.
Lực của
Tam hợp rất lớn nên cố gắng tận dụng triệt để nó.
Lưu ý: Nếu
phương đó gặp Ngũ Hoàng hội Lực sĩ thì không theo đó mà dùng được.
4/ Ngũ Hoàng: mang hành Thổ, có tên là sao Liêm
chinh (trong tử vi là một sao chính diệu, vì vậy còn gọi là sao Chính quan).
Khi Ngũ
Hoàng nắm lệnh, tức là nó nhập trung thì nó là Cát Tinh quyền uy tám phương,
không sao cát nào vào giửa mà có uy lực tạo phúc như nó cả, vì đó là chính ngôi
của nó vậy. Người ta chỉ xem nó là sát khi nó rời khỏi cung vị phi đến các
phương. Vì vậy nó còn có tên là sao Ngũ hoàng sát, Chính quan sát, hay Mậu kỷ
sát.
Khi sao Ngũ hoàng bay thuận đến 8 hướng xung quanh trung tâm của bản đồ cửu cung thì nó sẽ đóng tại cung đối diện với cung có sao bay vào trung tâm, và hình thành ở đó hai khí xung khắc nhau. Thí dụ: Khi sao Nhất bạch Thuỷ bay thuận từ cung Khảm (Bắc) bay vào Trung tâm thì sao ngũ hoàng Thổ sẽ mang theo Thuỷ khí của Khảm bay vào cung Ly (Nam), đối diện với Khảm. Hoả khí của cung Ly khi đó xung khắc với Thuỷ khí do Ngũ hoàng mang đến tạo thành sát.
Khi sao Ngũ hoàng bay thuận đến 8 hướng xung quanh trung tâm của bản đồ cửu cung thì nó sẽ đóng tại cung đối diện với cung có sao bay vào trung tâm, và hình thành ở đó hai khí xung khắc nhau. Thí dụ: Khi sao Nhất bạch Thuỷ bay thuận từ cung Khảm (Bắc) bay vào Trung tâm thì sao ngũ hoàng Thổ sẽ mang theo Thuỷ khí của Khảm bay vào cung Ly (Nam), đối diện với Khảm. Hoả khí của cung Ly khi đó xung khắc với Thuỷ khí do Ngũ hoàng mang đến tạo thành sát.
Cách hóa
giải Ngũ Hoàng chỉ đơn giản là dùng KIM
để tiết khí THỔ.
Cửu tinh
tác động theo các Phương là chính, trong khi Thái tuế ngoài sự tác động theo
Phương vị nó còn ảnh hưởng mạnh tới Nhân vận.
Tạo, Táng
căn bản không ngoài sự tương tác Hợp (lục hợp, tam hợp), Xung, Hình.
- Tạo: do thời gian kéo dài nên cần chú
trọng Mệnh Chủ.
Lấy năm
sinh của chủ nhà để luận, sinh năm Giáp Tý không dùng ngày Ngọ, giờ Ngọ, cũng
kỵ Canh Ngọ, cùng Giáp Ngọ bởi đều là chính xung thường gọi là Thiên Xung Địa
Khắc, lực xung rất mạnh. Giáp Tý với Giáp Ngọ là Thiên Can tương đồng, Địa Chi
tương xung, gọi là Thiên Tỷ Địa Xung cũng là đại hung.
- Táng: cần chú trọng Mộ Vận (Mộ long biếnvận).
Một cách
đơn giản dễ hình dung là đặt vòng Tràng Sinh của Thái Tuế trên đồ hình cửu cung
của niên tinh.
Ví dụ: như
năm 2014 (Giáp Ngọ), Tứ lục nhập trung, ta có đồ hình sau:
- Phương
Bắc là Tam Sát hội cùng Tuế Phá là phương đại hung rất kỵ động thổ, tu tạo.
- Phương
Tây Bắc (cung Càn) có Ngũ hoàng phi đến, do Càn thuộc Kim, Ngũ hoàng thuộc Thổ;
ta có Thổ sinh Kim nên lực của Ngũ hoàng giảm bớt nên phương này cũng không
đáng ngại lắm. Ngũ hoàng chỉ đặc biệt nguy hiểm khi hội cùng Lực sỹ.
- Phương
Nam có Đế vượng, vượng tinh Bát bạch (chỉ 2 cái này cũng đủ dùng rồi), nếu tính
toán cho một vài sao như Thái dương, Thái âm, Quý nhân, Lộc, Mã rơi vào thì
phương này cực tốt, động thổ phát rất nhanh và mạnh.
Cần nắm
vững đặc tính Cửu tinh, Thái Tuế và mối quan hệ Hợp, Xung, Hình… tiến hành cân
nhắc, gia giảm để đón cát tránh hung.
NB, ngày 18/12/2014
Vũ Hữu Khôi