Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Tọa sơn cửu tinh

Hệ thống cửu tinh tọa sơn là: Tham lang - Cự Môn -  Lộc Tồn - Văn Khúc - Liêm Trinh - Vũ Khúc - Phá Quân - Phụ Bật. Thiên văn học gọi là chòm sao bắc đẩu hoặc hiện đại gọi là chòm đại hùng tinh. 9 sao này theo thứ tự đọc nhanh là: THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM,, PHÁ, PHỤ BẬT.
Có 4 sao tốt và 4 sao xấu. Trong 24 sơn theo nguyên tắc: ở phương vị có sao tốt đóng thì đó là phương vị tốt, và ngược lại phương vị có sao xấu đóng là phương vị xấu.
Đây cũng là pháp thức tiểu du niên biến quái dùng để nạp sa cho mộ huyệt.
Dùng các sơn tam cát, lục tú để thu sa và sử dụng 12 cát sơn (Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn) để lựa chọn tranh âm, tranh dương để theo sơn mà định hướng, theo nguyên tắc Sơn dương - hướng dương, Sơn âm - hướng âm.
Thứ tự biến quẻ từ trên xuống dưới:
- Bước 1: biến hào trên;
- Bước 2: biến hào giữa;
- Bước 3: biến hào dưới;
- Bước 4: biến hào giữa;
- Bước 5: biến hào trên;
- Bước 6: biến hào giữa;
- Bước 7: biến hào dưới;
- Bước 8: biến hào giữa;
Ví dụ: quẻ Khôn.
- Biến 1 lần hào thượng được quẻ Cấn;
- Biến hào 2 ra Tốn;
- Lần 3 hào 3 ra Càn;
- Lần 4 lại ra Ly;
- Lần 5 ra Chấn;
- Lần 6 ra Đoài;
- Lần 7 ra Khảm;
- Lần 8 lại về Khôn;

Nạp giáp cho bát quái:
- KHÔN, ẤT (Khôn)
- CẤN, BÍNH (Cấn)
- TỐN, TÂN (Tốn)
- CÀN, GIÁP (Càn)
- NHÂM, DẦN, NGỌ, TUẤT (Ly)
- CANH, HỢI, MÃO, MÙI (Chấn)
- ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU (Đoài)
- QUÝ, THÂN, TÍ, THÌN (Khảm)

- Biến lần 1 ra Tham lang. Nghĩa là Tham lang sẽ đóng ở Sơn vị Cấn và Bính.
- Biến lần 2 ra Cự môn. Vậy Cự Môn sẽ đóng ở Tốn, Tân.
- Biến lần 3 ra Lộc Tồn. Vậy Lộc tồn sẽ đóng ở Càn, Giáp.
- Biến lần 4 ra Văn Khúc. Vậy Văn Khúc sẽ ở Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất.
.... Cuối cùng Phụ Bật sẽ đóng ở Khôn và Ất.

Ví dụ: toạ Nam thì lần đầu biến sẽ là Chấn. Vậy Canh, Hợi, Mão, Mùi sẽ có sao Tham lang. Và ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU, sẽ là CỰ MÔN.

Sau khi an sao xong chỉ lấy sao ở hướng kiến trúc để đoán.
- Tham lang chủ thông minh sinh con hiếu thuận là sao tốt Thuộc Mộc.
- Cự Môn thuộc thổ Thiên Y... chủ trung hậu trường thọ gần quan quý.


Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:


6 Responses to Tọa sơn cửu tinh

  1. nqthang235 says:
    Em đọc bài của bác thấy nạp giáp của bác khác các bài nạp giáp khác trên mạng. Của họ là Càn nạp Giáp, Nhâm; Khôn nạp Ất, Quý;… Bác có thể giải thích cho em đôi chút được không? Cảm ơn bác nhiều.
  2. Thanh Bình says:
    Chào anh khôi,
    Bảng tọa sơn cửu tinh an ra sai rồi
    ví dụ: Quẻ Ly tại sơn thìn(nạp khảm) theo du niên Khảm-Ly diên niên là vũ khúc thì bảng trên là “lộc tồn” không ổn rồi.
    anh xem sửa lại.
    Bibi
    Alina
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đây là cách biến theo thứ tự THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM, VŨ, PHÁ, PHỤ BẬT. Nó hơi khác so với cách phối cung theo bát trạch một chút. Quẻ Ly sau khi biến hào thượng, trung, hạ được quẻ Khảm. Theo thứ tự trên sẽ là LỘC TỒN.
  3. Anthony says:
    Chào c.khôi,
    Ví dụ nhà tọa quý hướng đinh (192độ) theo bảng trên tọa quý “Phụ bật” và hướng Đinh “Liêm trinh”. ở hướng Liêm Trinh xấu vậy hóa giải như thế nào? mặc dù theo phần mềm phi tinh tinh của chú ở hướng Đinh “838” nếu dùng hỏa để hóa thì không ổn vì Liêm trinh cũng là hỏa.
    vậy thoe chú ở hướng “Liêm Trinh” cần hóa giải ntn?
    Cam ơn
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Câu hỏi của bác với tôi là một vấn đề khó, nên tôi không biết trả lời ra sao.
      Thường thì nếu theo huyền không thì thôi bát trạch hoặc ngược lại. Còn để kết hợp hai trường phái lý khí này với nhau thì cũng tùy sở học của mỗi người, trong từng trường hợp dùng cái này thì bỏ cái kia.




1 nhận xét:

Unknown nói...

Xin hỏi anh là các sơn này được xác định theo nhân bàn trung châm hay địa bàn chính châm