Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Phụ Tinh Thủy Phối Quái


Phụ Tinh Thủy Phối Quái

Bài long pháp của Bát Trạch tức Phụ tinh thủy phối quái: Phụ, Vũ, Phá, Liêm, Tham, Cự, Lộc, Văn là phương pháp tịnh âm tịnh dương của Liêu Công dùng để định thu thuỷ, phóng thủy.

Pháp này dùng quái của hướng để hoán hào rồi an cửu tinh ở đó. Cách hoán hào và an tinh như sau:

- Quái chánh an
Phụ tinh ở đó (tức an Phụ Bật ở đó và các Sơn nào nạp giáp ra quái đó đều an Phụ Bật);
- Hào giửa biến ra quái gì an Vũ Khúc ở đó (và các sơn nạp giáp);
- Hào dưới biến ra quái gì an Phá Quân ở đó;
- Hào giửa biến ra quái gì an Liêm Trinh ở đó;
- Hào trên biến ra quái gì an Tham Lang ở đó;
- Hào giửa biến ra quái gì an Cự Môn ở đó;
- Hào dưới biến ra quái gì an Lộc Tồn ở đó;
- Hào giửa biến ra quái gì an Văn Khúc ở đó;

Thí dụ: quái của hướng sơn thuộc Càn, hoán hào an sơn như sau:
- An Phụ Bật tinh ở sơn Càn (và các Sơn nạp giáp thuộc Càn);
- Càn biến hào giửa thành Ly -> an Vũ Khúc (các Sơn nào nạp giáp ra Ly đều an Vũ Khúc);
- Ly biến hào dưới thành Cấn -> an Phá Quân;
- Cấn biến hào giửa thành Tốn -> an Liêm Trinh;
- Tốn biến hào trên thành Khảm -> an Tham Lang;
- Khảm biến hào giửa thành Khôn -> an Cự Môn;
- Khôn biến hào dưới thành Chấn -> an Lộc Tồn;
- Chấn biến hào giửa thành Đoài -> an Văn Khúc;

Ghi chú
: Tham Lang = Sinh Khí, Cự Môn = Thiên Y, Lộc Tồn = Họa Hại, Văn Khúc = Lục Sát, Liêm Trinh = Ngũ Quỷ, Vũ Khúc = Diên Niên, Phá Quân = Tuyệt Mạng, Phụ Bật = Phục Vị.


THỦY PHÁP CÁT HUNG ĐOÁN

1. Phụ Bật: thủy lai rất cao mạnh, các phòng (con) đều phú quý, thọ trường; Phụ Bật thủy khứ thì thoái bại điền trang ngay, nam yểu, nữ vong là cô quả; Kể thủy này triều lại thì các con đều phát đạt, thịnh vượng hơn hết là phòng thứ 3. Vong nhân thì hài cốt sạch sẽ mát mẻ.

2. Vũ Khúc: thủy lai, phát nhiều phòng, đời đời làm quan cao ở sân vua chúa; Vũ Khúc chảy đi thì đổ máu, chết non, còn nước này triều lai thì con cháu các phòng đều hưng vượng, thông minh, ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mão, Mùi, trung phòng thì đại thịnh, lắm con, nhiều cháu lâu dài. Hài cốt người chết sạch sẽ, có dây tơ hồng quấn bọc quan tài.

3. Phá Quân: thủy lai là hung thần sát; trước sát con trưởng, sau sát cháu nội. Phá quân thủy khứ thì đại cát xương (thịnh lắm), làm quan to và anh hùng ở gần nơi nguyên thủ; nước này triều lai thì bại trưởng phòng, Đinh, tài, điền địa hao tán hết, kiện cáo liên miên, sinh ra người hung bạo, đầu quân là giặc, nữ yểu, nam vong, tật bệnh, đến năm Tị, Dậu, Sửu, Dần, Ngọ, Tuất, sinh tàn tật điên cuồng v.v… Hài cốt của vong nhân sắc đen, mối, kiến, rễ cây đâm vào quan tài.

4. Liêm Trinh: thủy lai tối nan dương (khó chịu) bệnh tật, hồng hoàng, lắm họa ương. Liêm Trinh thủy khứ, tối vi lương (tốt lành), phú quý vinh hoa định 1 phương, thủy này triều lai thì đại bại trưởng phòng. Hài cốt vong nhân đầy bùn nước, sinh nhiều tai họa, vì quan tài bị rễ cây xuyên, kiến, mối, chuột, rắn phá đục vỡ nát hết, tệ hơn cát thủy khác, cải táng thì yên.

5. Tham Lang: thủy lai chiều huyệt trường, nhân khẩu thiên Đinh phát nhiều phòng. Tham lang thủy khứ, hiếu thám hoa (mê gái), bán hết điền viên tuyệt cả nhà. Nếu nước này mà chầu lai, trước phát trưởng phòng, sau phát cả nhiều phòng, đa tử, đa tôn, sớm đỗ đạt, làm quan to. Nếu thấy nhiều khe suối, lạch nước nhỏ chảy tiết khí đi, thì chậm phát phú quý, hài cốt người chết ấy được sạch sẽ, khô ráo tốt, ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất, Tị, Dậu, Sửu.

6. Cự Môn: thủy lai, triều khúc đường (khúc là gập, gãy, cong), con cháu đời đời vinh hiển. Cự môn thủy khứ, bị ly hương, bán hết điền viên chạy biệt phương. Nếu thủy này châu lai thì các phòng phát đạt, đa sinh quý tử, Hợi, Mão, Mùi niên ứng nghiệm, trăm sự đều hưng vượng; thủy chảy đi thì con cháu phiêu lưu, làm tăng ni thuật đạo; ví như con trâu đen mà đẻ ra con trâu trắng. Nếu có những dòng nước nhỏ chạy lại, thì con cháu hưởng phúc vô cùng tận.

7. Lộc Tồn: thủy lai thì bại trưởng; trưởng phòng nhân khẩu bị tai ương. Lộc tồn thủy khứ thì đại cát sương, phú quý, vinh hoa về phòng trưởng; nước này chảy lại thì bại phòng trưởng trước, mắc bệnh ôn hỏa, lục súc, thoái bại, nam yểu, nữ vong, con cháu câm điếc, gặp vào các năm Hợi, Mão, Mùi, Dần, Ngọ, Tuất. Nếu thấy ở ruộng ao, ngoài, lạch nhỏ bé chảy lại thì hài cốt của vong nhân đầy bùn nước chảy vào. 15 năm sau bị kiến, mối, sâu bọ, rắn rết, rễ cây
xuyên phá quan tài tuyệt diệt.

8. Văn Khúc: thủy lai khởi cao phong, sinh ra người nghèo đói, chết non dòng; văn khúc thủy khứ thì sinh đôi con, điền địa gia, lần từ thịnh vượng; nước này châu lai thì con út và đứa thứ 3 – 5 bại trước, gia nghiệp khánh kiệt, con cháu chết non, dâm loạn bậy bạ, đủ tai họa. Nghiệm vào các năm Hợi, Mão, Mùi, Tị, Dậu, Sửu; 12 hoặc 20 năm sau, quan tài, hài cốt mục nát tan hết.

LUẬN THỦY LÂM VỊ

- Nước ở vị trí tham lang chảy tới thì không bao giờ có tai họa, dây tơ hồng mọc từ dưới lên, có chỗ thi hài; diện mạo còn nguyên vẹn, quần áo như mới, tươi sáng, mặt hồng hào như người còn sống.
- Nước cự môn tới thì hài cốt khó sạch, trong huyệt có khí đỏ bốc lên như mây khói, nhân đó mà sinh ra con cháu thông minh, giàu sang.
- Nước ở cung lộc tồn tới thì quan quách bị lật nghiêng, bên trong đầy bùn nước, ai không tin mở ra mà coi sẽ thấy.
- Thủy vũ khúc tới thì rất lạ. Con cháu đỗ đạt cao khoa; nếu thấy thủy này lại, theo từ vị trí cát tú thì phú quý tuyệt bực không sai.
- Thủy phá quân chảy đến thì tai ác không thể nói hết. Rễ cây xuyên qua, sâu, bọ, kiến, mối đầy quan tài, thây cốt tiêu nát hết, đáng thương hại.
- Thủy ở vị liêm trinh chảy tới thì sâu, mối, rắn, chuột làm tổ ở trong quan quách, thây cốt nát hết, con cháu các phòng đều suy bại tiêu diệt.
- Văn khúc tinh vị thủy lưu lai trước huyệt thì quyết nhiên quan quách mối, kiến làm tổ và bùn đất lấn nát hết hài cốt.
- Phụ bật thủy tới trước huyệt trưởng thì con cháu giàu sang, bách sự vượng đạt, các phòng đều phát, không khắc hại. Hài cốt vong nhân, tơ hồng khí tía như gấm vóc, đượm hương hoa.

Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

3 Responses to Phụ Tinh Thủy Phối Quái


  1. Nguyễn Văn Tuyên says:
    Phần trình bầy trên tôi nghĩ là nên viết theo Phùng châm thiên bàn thì phù hợp (dù sao cũng là ứng dụng của vòng Phùng châm trên La kinh) mà đơn giản & dễ hiểu hơn. Dùng cách biến hào đối với người mới học sẽ trừu tượng hóa lên nhiều nên sẽ chậm tiêp thu.
    Bên mục tinh bàn HK, tôi thấy anh vẽ LK HK đại quái, nếu có thể anh sơ giải các vòng một chút đc ko? Tôi chưa đi sâu và ít vận dụng phép này. LK đó do tự anh theo sở học bản thân vẽ ra hay cóp lại? Tôi chưa rõ lắm cái vòng cái vòng giáp tí ứng với 64 quẻ, vòng này lại có chỗ các phân kim trùng nhau (cùng là g.ngọ ở ngọ; c.thân ở canh…?) tác dụng của nó là gì vậy. Và cả 2 vòng 64 quái đều chung các chuỗi số (83491672-38946127…) Ngoài ra còn dãy số 1; 2; 3… ứng với các chuỗi số trên và các cụm quẻ. Thực sự là học hỏi và mong muốn thường xuyên được trao đổi cùng anh.
    Thân ái
    • Đúng rồi. Bài này dùng vòng thiên bàn phùng châm. Pháp này cũng ít dùng. Lâu lâu đụng đến lại quên, nên tôi cũng thường dùng phần mềm và trang bảng cho đỡ phải nhớ nhiều thôi.
      La kinh đại quái là tôi vẽ lại. Lý thuyết của nó rất dài dòng. Bạn có thể tham khảo tranghttp://www.huyenkhonglyso.com có rất nhiều bài viết hay về huyền không đấy.
  2. Nguyễn Văn Tuyên says:
    Cảm ơn anh nhiều


Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tràng sinh cho dương trạch



Đầu tiên phải xem thế đất Âm hay Dương.
- Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
- Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.
Thế đất dương thì vòng Tràng sinh đi thuận, thế đất âm thì vòng Tràng sinh đi nghịch.
Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm - Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.

Cách 1: Khởi cung dựa theo đặt tính nhành của Sơn để chọn cung Trường sinh ở đâu.

1. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Thủy: Hợi, Nhâm, Tý, Quý thì:
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

2. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Mộc: Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn thì:
- Trường sinh thuận tại Hợi;
- Trường sinh nghịch tại Ngọ;

3. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Hỏa: Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh thì:
- Trường sinh thuận tại Dần;
- Trường sinh nghịch tại Dậu;

4. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Kim: Thân, Canh, Dậu, Tân, Càn thì:
- Trường sinh thuận tại Tỵ;
- Trường sinh nghịch tại Tý;

5. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Thổ: Cấn, Khôn, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì:
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

Ví dụ: long đến từ các sơn thuộc Thủy.

Cách 2: Khởi cung dựa theo đặtính Tam hợp cục Nhành của Sơn địa chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh ở đâu.

1. Khi long (tọa sơn) là: Khôn, Nhâm, Ất, Thân, Tý, Thìn - Thủy cục.
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

2. Khi long (tọa sơn) là: Cấn, Bính, Tân, Dần, Ngọ, Tuất - Hỏa cục
- Trường sinh thuận tại Dần;
- Trường sinh nghịch tại Dậu;

3. Khi long (tọa sơn) là: Tốn, Canh, Quý, Tỵ, Dậu, Sửu - Kim cục
- Trường sinh thuận tại Tỵ;
- Trường sinh nghịch tại Tý;

4. Khi long (tọa sơn) là: Càn, Giáp, Đinh, Hợi, Mão, Mùi - Mộc cục
- Trường sinh thuận tại Hợi;
- Trường sinh nghịch tại Ngọ;

Ví dụ: Tràng sinh thuộc Hỏa cục

Có 2 cách để dễ nhớ cho các vòng Âm Dương này:
- Cung Lâm Quan của Dương là Đế Vượng của Âm, và ngược lại, Đế Vượng của Dương là Lâm Quan của Âm.
- Dương khời Trường Sinh tại cung đầu tiên trong Tam Hợp, Âm khởi Trường Sinh tại cung cuối cùng trong Tam Hợp lùi lại 1 cung.
Tùy cuộc đất mà sử dụng cách nào.
Còn một số cách lập tràng sinh khác thường chỉ dùng trong âm trạch.
Ý nghĩa vòng tràng sinh và ứng dụng sa, thủy thì có nhiều trong các sách vở, tài liệu khác, nên tôi không viết lại nữa.

Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

5 Responses to Tràng sinh cho dương trạch

  1. Alina says:
    Chào a.Khôi,
    cho em hỏi sau khi an thủy lai, thủy khứ theo vòng trường sinh trên.
    giờ muốn biết các địa chi của vòng tràng sinh thuộc phương nào ?mong anh hướng dẫn thêm
    ví dụ : vòng tràng sinh hỏa cục lâm quan/đế vượng ở Ngọ, vậy địa chi Ngọ ở phương Đông hay Tây hay Nam hay Bắc thì như thế nào?
    Rất mong nhận thông tin hướng dẫn thêm từ bài viết của anh.
    Thanks,
    Alina
  2. Alina says:
    Chào a.Khôi,
    anh cho em hỏi thêm trên vòng tràng sinh thủy cục và hỏa cục có: giáp,ất,bính,đinh,càn,khôn,cấn,tốn,nhâm, quý ý nghĩa gì?em không thấy nói trong bài viết trên.
    Thanks,
    Alina
  3. Chào bạn Alina.
    Vòng 24 sơn (giáp,ất,bính,đinh,càn,khôn,cấn,tốn,nhâm, quý…) là cố định trên la kinh. Chính Ngọ là hướng chính nam 180 độ, chính Mão là hướng chính Đông 90 độ. Bất kể la kinh nào cũng có vòng này. Việc giải thích nó thì bạn có thể tìm hiểu ở nhiều sách dạy căn bản về phong thủy.
  4. An says:
    Chào a.Khôi,
    anh cho em hỏi:
    “- Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
    – Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.”
    ví dụ: một mảnh đất hình chữ nhật sơn Ất. làm cách nào để biết thế đất chạy theo chiều thuận kim đồng hồ hay nghịch kim đồng hồ. Và vị trí đứng ở giữa nhà hay ở trước nhà để nhìn.
    Thanks,
    An
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đứng ở giữa cuộc đất để nhìn Long. Bài viết về tràng sinh trên cũng còn khá sơ sài. Lập tràng sinh thì vậy nhưng ứng dụng nó thì cũng khá phức tạp

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Chọn thời điểm làm nhà thích hợp


Chọn thời điểm làm nhà thích hợp

Nguyên tắc là phải lấy Bổ Long, Phù Sơn, Tướng Chủ mà chọn. Ngày nay việc chọn thời điểm làm nhà nhiều khi để đáp ứng nhu cầu sử dụng là chính nên đôi khi việc chọn thời điểm xây dựng vẫn chưa hợp lý theo dịch lý, phong thủy. Nhà thành phố thì chủ yếu cần phù (bổ) Sơn, hợp với mệnh chủ là được.
Thời điểm làm nhà phải căn cứ vào hướng nhà là chính, bởi địa vận quan trọng hơn nhân vận.
Cần tránh các năm phạm: Niên khắc sơn gia, Thái tuế xung sơn, Tam Sát, Ngũ hoàng, Âm Phủ khắc là Phục binh, là đại họa. Đó là Hung thần khẩn yếu về khai sơn, chớ nên động thổ. Hung thần tới sơn thì không có cách chế, cần tránh đi thì hơn.

* Phù sơn: tọa sơn không có đại hung sát, có cát tinh chiếu tới, bát tự hợp nhau, không xung, không khắc tức là phù vậy.
Bổ sơn tất phải dùng Tam hợp cục địa chi để bồi bổ. Xem Nguyệt lệnh làm chủ, tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là được lệnh, tức như tháng Mộ cũng xem như là Vượng, vì Sinh, Vượng, Mộ thuộc tam hợp cục.
Ví dụ: như cục Thân - Tý - Thìn, có thể dùng 2 Thân 1 Tý, hoặc 2 Thìn 1 Tý. Trong 3 chữ Thân - Tý - Thìn thì 2 chữ Thân, Thìn thiếu 1 chữ không hại gì nhưng chữ Tý hẳn không thể thiếu được. Được cả 3 chữ Thân - Tý - Thìn thì rất tốt.
- Nhật, Nguyệt, Kim, Thủy, Tử, Bạch, Kỳ, Đức được 1, 2 cái tới Sơn là đại cát.
- Bát Tự tứ trụ có Lộc, Mã, Quý Nhân mà tới Sơn, tới Hướng là đại cát. Như Dần Sơn, phần nhiều dùng chữ Giáp, Giáp Sơn phần nhiều dùng chữ Dần, gọi tên là Đôi Lộc cách. Cách khác cũng cùng thế mà suy ra. (phàm dùng Lộc Mã Quý nhân, kỵ rơi vào chỗ Tuần không).

* Tướng chủ: là lấy tứ trụ Bát Tự để giúp Mệnh chủ nhân, thường dùng thiên can hợp với mệnh chủ. Làm nhà lấy Mệnh (tuổi) người Trạch trưởng (chủ nhà), mà mệnh thì đều chú trọng thiên can của năm sinh gồm bàn cả địa chi, hoặc hợp Quan, hoặc hợp Tài, hoặc Tỷ Kiên, hoặc Ấn thụ, hoặc tứ Trường Sinh, hoặc lấy Lộc, Mã, Quý Nhân, các cách ấy, không xung Mệnh, khắc Mệnh mà lại Bổ Long (Sơn).
Phàm sức của Tam Hợp lớn hơn Lục Hợp, nhưng Chủ Mệnh lại tốt ở Bát tự Lục Hợp, mà Tam Hợp là thứ. Duy dùng Tam hợp để hàng Sát, được Chủ mệnh cùng Bát tự cộng thành Tam hợp là tốt. Sơn Hướng lại tốt cùng Bát tự Tam Hợp, mà Lục Hợp coi nhẹ vậy.

Việc chọn được phù sơn mà lại tốt với mệnh chủ là rất khó, cần cân nhắc nhiều thứ. Nhiều khi chỉ tránh được các đại hung tinh tới Sơn, không hình, xung, khắc với mệnh chủ và có vài cát tinh đến sơn, hướng thì cũng đạt được tương đối rồi.


Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

6 Responses to Chọn thời điểm làm nhà thích hợp

  1. An says:
    Chào a.Khôi,
    1. “* Phù sơn: tọa sơn không có đại hung sát, có cát tinh chiếu tới, bát tự hợp nhau, không xung, không khắc tức là phù vậy”
    ví dụ : sơn ất hướng tân(286 độ), năm nay 2014 có sao nhị hắc đến sơn(hung).
    còn ý bát tự hợp nhau -vi dụ 1977 mệnh thổ như vậy là sơn nhà và mệnh khắc nhau?
    2. Bổ sơn: ví dụ sinh tháng thìn năm 1977. Như vậy Sơn Ất và tháng thìn thuộc cục gì?
    3.Bát tự có lộc, mã và quý nhân đến sơn?anh có thể cho ví dụ cụ thể.
    Thanks,
    An
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Sách xưa viết chủ yếu cho âm trạch. Bài này có thể dùng cho dương trạch nhưng phương pháp luận không quá khắt khe như vậy.
      1. Sao nhị hắc cũng chỉ được xếp vào hàng thứ yếu.
      1977 mệnh Thổ và sơn Ất có khắc nhau nhưng cũng không quan trọng, cần xem xét 2 sơn bên cạnh nữa. Đây là phương vị cố định theo thời gian nên không thay đổi được.
      2. Sơn Ất thuộc thủy cục vậy cần dùng năm, tháng, ngày, giờ thuộc kim cục hay thủy cục.
      Dùng năm sinh thôi để xét năm làm có tương chủ không. VD: sinh 1977 thì cần có chữ Nhâm ở năm, tháng, ngày, giờ.
      3. Lộc, mã, quý thì dùng phần mềm phong thủy ứng dụng để tính, viết ra rất dài.
  2. An says:
    Chào a. Khôi,
    Thanks.
    1. Cần xét 2 sơn bên cạnh tức phương đông nam và phương đông bắc? như nhà sơn Ất thì 2 sơn bên cạnh là sơn gì?
    2.sinh năm 1977(tức Đinh Tị) thì cần chữ Nhâm ở năm/tháng/ngày/giờ? tại sao không dùng được kim(Canh,Tân) hay Thủy(Nhâm,Quý) mà chỉ dùng “Nhâm”
    Thanks,
    An
    2.
    • Vũ Hữu Khôi says:
      1. Hai sơn bên cạnh là Mão, Thìn, nhưng cái này cũng không quan trọng đâu.
      2. Sách xưa viết rất vắn tắt. Đọc kỹ từng câu từng chữ sẽ thấy. Mệnh chủ dùng thiên can để luận, nhưng không phải luận theo ngũ hành sinh khắc mà luận theo sự xung, hợp… Ở đây ta thấy Đinh tương hóa với Nhâm.
  3. An says:
    Chào a. Khôi,
    Thanks.
    em muốn hỏi về “Nguyệt Khắc sơn gia”. Trong cuốn hiệp kỷ biện phương thư xem có đọc đến phần này nhưng không hiểu.
    Anh có thể viết bài này lên website hoặc hướng dẫn cách tính nguyệt khắc sơn gia theo từng năm?
    Thanks,
    An