Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Tứ đại cục - Tràng sinh thủy pháp

Tứ đại cục - Tràng sinh thủy pháp


Tứ đại cục thủy pháp, có 4 cục: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.

Bài thơ:
Ất - Bính giao nhi xu Tuất
Tân - Nhâm hội nhi tụ Thìn
Đẩu Ngưu nạp Đinh - Canh chi khí
Kim Dương thu Quý - Giáp chi linh.



Vòng trong: địa bàn chính châm
Vòng giữa: thiên bàn phùng châm

Giải thích sơ bộ bài thơ:
- Long từ Ất, Bính hướng về Tuất - mộ khố tại Tuất;
- Long từ Tân, Nhâm hội tụ ở Thìn - mộ khố tại Thìn;
- Long từ Đinh, Canh thì mộ khố tại Sửu;
- Long từ Quý, Giáp thì mộ khố tại Mùi;

Một cuộc đất có phải thủy khẩu, đây là mấu chốt để định cục. Các yếu tố như long, huyệt, sa có hữu dụng hay không, đều là do thủy khẩu định chân giả. Nếu không có thủy khẩu thì không thể định cục (trường hợp không có thủy khẩu ta phải áp dụng phương pháp khác).

Đứng ở nơi kết huyệt đặt la kinh, hoặc sử dụng ảnh vệ tinh, dùng vòng thiên bàn phùng châm xem thủy khẩu giao hội, đi ra ở phương nào (xem thủy để định long).
- Nếu thủy khẩu ở Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý thì là Hỏa cục Ất long;
- Nếu thủy khẩu ở Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ thì là Thủy cục Tân long;
- Nếu thủy khẩu ở Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão thì là Kim cục Đinh long;
- Nếu thủy khẩu ở Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu thì là Mộc cục Quý long;

* Lập tràng sinh thủy pháp cho Hỏa cục Ất long:


* Lập tràng sinh thủy pháp cho Thủy cục Tân long:


* Lập tràng sinh thủy pháp cho Kim cục Đinh long:


* Lập tràng sinh thủy pháp cho Mộc cục Quý long:


Đây là chỉ nói về đại cuộc, còn tiểu cuộc có khi không luận như trên. Cần căn cứ vào địa hình để quyết định.
Ứng dụng: dùng để tìm huyệt, lập hướng.

Ví dụ: định huyệt, lập hướng cho trường hợp Hỏa cục.
- Nếu thủy khẩu ở Tân - Tuất thì tìm huyệt, lập hướng Sinh (Cấn), Vượng (Bính, Ngọ);
- Nếu thủy khẩu ở Càn - Hợi thì tìm huyệt, lập hướng chính Dưỡng (Quý, Sửu), chính Mộ (Tân, Tuất);
- Nếu thủy khẩu ở Nhâm - Tý thì cục này thường là không dùng được;

Lập hướng cần căn cứ vào thủy mà định: là nơi thủy tụ, uốn quanh, gần…
Cũng cần phải theo long nữa: âm long - âm hướng; dương long - dương hướng.
Đây là căn bản về thủy pháp, là một trong rất nhiều pháp của vấn đề lập hướng.

NB, ngày 4/11/2015

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Thái Dương – Thái âm

Thái Dương - Thái âm

Vòng giữa: Thái âm; Vòng ngoài: Thái dương


THÁI DƯƠNG

Thái Dương là chủ muôn vì sao, có nhiều sự cát, hiệu là Tinh trung, Thiên Tử (vua trong các vì sao), có khí tượng ông vua, rất tôn, rất quý, soi đến muôn phương, sao thiện gặp thì thêm sáng, sao ác gặp thì nép phục, tới Sơn, tới Hướng, tới Phương, rất có thể tu sửa, làm nhà, an táng mồ mả. Tới Hướng là tốt nhất, tới Phương (phương vị tam hợp) là thứ, tới Sơn lại là thứ nữa. Lại nói: "Thái Dương có thể đè nén tất cả mọi Hung sát, có khi lại không vì người tạo phúc". Làm nhà, táng mộ không nên chuyên tham Thái Dương làm chủ vậy. (Xét Thái Dương có thể hàng phục được tất cả hung sát. Phàm Hướng hay Sơn có hung sát, được Thái Dương đến hoặc đối chiếu, thì các Sát đều nép phục mà không làm hung. Nếu Hướng hay Sơn đã được các sao cát đến rồi mà lại lấy Thái Dương cùng đến, thì các sao cát không dám đương với Thái Dương tôn quý, mà lui tránh đi. Cho nên nói rằng "không nên chuyên tham Thái Dương"). Phàm dùng Thái Dương nên ngày, không nên đêm, ngày thì sáng sủa, đêm thì không.

THÁI ÂM

Thái âm là hậu phi trong các sao. Có khí tượng mẫu nghi (khuôn phép bậc mẹ), đức mềm, thể thuận, giúp Thái dương để tuyên truyền đức hóa, kế ngày đến đêm mà sáng sủa. Tới Sơn là tốt, nhưng gặp Niên hình, Nguyệt xung là không dùng được. Tới Hướng là xung Sơn (hung).

Nhìn chung Thái dương đáo Sơn tốt hơn Thái âm đáo Sơn.

Ví dụ: Nhà hướng Tý muốn tu sửa, đợi đến tiết Đại hàn Thái dương đến hướng (tốt).
Nguồn: www.khoi.name.vn

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Cách chế Tam sát

Khi nó đến Sơn hay tạo táng đều kỵ. Nếu Tam sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu tạo vậy. Trong cách chế Tam sát có 3 điều cần biết:

1. Dùng tam hợp cục để chế:
Như Tam sát ở 3 phương Tỵ, Ngọ, Mùi, đây là thuộc phương Nam, hành Hỏa. Ta gọi là Tam sát thuộc Hỏa, thì dùng Tam Hợp Thủy là Thân, Tý, Thìn để chế nó, tức tam hợp ngũ hành ta chọn phải khắc ngũ hành phương tam sát.
Trường hợp tam sát thuộc Thủy, do không có tam hợp hóa Thổ mà khắc Tam sát Thủy. Cho nên khi gặp Tam sát thuộc Thủy ta phải dùng phép nạp âm chế Tam sát. Tuy nhiên cách này rất ít dùng vì dùng nạp âm thì lực yếu, rất khó khắc chế được tam sát, cần được nhiều sao tốt khác trợ giúp.
Ví dụ: như năm Giáp Ngọ, thì Tam sát tại Hợi, Tý, Sửu, là Tam sát Thủy. Ta dùng Ngũ Hổ độn, tính được là Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu => nạp âm của Ất Hợi thuộc Hỏa, của Bính Tý, Đinh Sửu thuộc Thuỷ, ta thấy có hành thủy chiếm đa số thì ta dùng tháng, ngày, giờ nạp âm thuộc Thổ mà chế nó.

2. Năm tháng ngày giờ là Tam Hợp phải đắc lệnh, Tam sát phải hưu tù:
Cách tính Vượng - Tướng - Tử - Tù - Hưu như sau:
Mùa xuân: Mộc vượng, Hoả tướng, Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu;
Mùa hạ: Hỏa vượng, Thổ tướng, Kim tử, Thủy tù, Mộc hưu;
Tứ quý: Thổ vượng, Kim tướng, Thủy tử, Mộc tù, Hỏa hưu;
Mùa thu: Kim vượng, Thủy tướng, Mộc tử, Hỏa tù, Thổ hưu;
Mùa đông: Thủy vượng, Mộc tướng, Hỏa tử, Thổ tù, Kim hưu;
Cách nhớ dễ dàng: Trước tiên là thứ tự vượng, tướng, tử, tù, hưu. Kế đến là thứ tự Tương Sanh Mộc=>Hỏa=>Thổ=>Kim=>Thủy. Khởi đầu từ mùa xuân thì ý theo thứ tự ấy. Mùa hạ thì chuyển Mộc xuống cuối, đôn Hỏa lên. Cứ thế mà xoay tính tới.

3. Nên là phương thực lộc của bản mệnh Lộc, Mã, Quý Nhân hoặc là phương Lộc, Mã, Quý Nhân của bản mệnh phi đến, với lại Bát Tiết Tam Kỳ Môn (Ất, Bính, Đinh), Thái Dương, Thái Âm, Thiên Đức, Nguyệt Đức đến phương ấy, càng nhiều càng tốt.

Ví dụ: năm 2015 (Ất Mùi); tam sát tại Thân, Dậu, Tuất thuộc cung Đoài thuộc Kim. Ta dùng tháng, ngày, giờ Dần, Ngọ, Tuất (Hỏa cục) để khắc chế nó.
Cụ thể: ta thấy tam sát thuộc Kim thì bị Hưu, Tù vào mùa đông và mùa xuân. Ta lại thấy Hỏa Vượng vào mùa hạ và Tướng mùa xuân. Như vậy ta phải chọn mùa xuân để tiến hành khắc chế. Mùa xuân thì có 3 tháng là Dần, Mão, Thìn, trong 3 tháng ấy thì chỉ có tháng Dần thuộc tam hợp Hỏa cục (Dần, Ngọ, Tuất) mà thôi. Vậy ta phải chọn tháng Dần, còn ngày, giờ thì chọn Ngọ, Tuất hoặc Tuất, Ngọ cho nó đủ 3 chữ thành tam hợp Hỏa cục.

- Năm Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mão, Mùi là Tam sát khắc Tuế;
- Năm Tỵ, Dậu, Sửu, Thân, Tý, Thìn là Tuế khắc Tam sát;
Tam sát khắc Tuế, thời đợi lệnh Hưu, Tù của nó mà dùng. Tuế khắc Tam sát, thời duy chỉ kỵ 4 tháng vượng Tý, Ngọ, Mão Dậu, các tháng khác đều có thể dùng, chỉ chọn cát thần đến phương, tám chữ thành cách mà thôi.
Chú ý: cũng không nên lạm dụng cách chế Tam sát này nhiều, nó chỉ nên dùng trong trong một số trường hợp đặc biệt thôi.

Nguồn: www.khoi.name.vn