Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Thần sát trọng yếu - lý luận căn bản

Thần sát trong phong thủy có nhiều loại, các phương vị vượng, suy phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Thái Tuế và Cửu Tinh. Thái tuế dịch chuyển theo hình tròn, trong khi Cửu tinh theo quỹ đạo Lường thiên xích.
Để đón cát tránh hung ta cần nắm rõ quy luật, đặc điểm của hai yếu tố này.

1/ Tuế Phá: là phương đối xung của Thái Tuế. Phương có Tuế Phá chỉ cần không làm xung động nó, không sửa sang gì thì tất yên, không đáng lo. Chính vì thế nên nó không tính là nặng nhất dù không có cách hóa giải.

2/ Thái Tuế: là phương sở trị năm đó, năm Tý tại Tý, năm Sửu tại Sửu... Người xưa nói: "Thái Tuế khả tọa, bất khả hướng". "Không gì cát bằng tọa Thái Tuế; không gì hung bằng phạm Thái Tuế ". Cho nên có khi TỌA mà cát, có khi TỌA mà hung. Hơn nhau hay không là ở chỗ dùng đúng phép. Thái Tuế khi TỌA ở Sơn thì ta nên bổ cứu cho nó, không nên khắc chế, xung, hình nó. Nơi phương Thái Tuế ở mà nhiều sao cát thì cát, nhiều sao hung thì hung. Nếu được thêm Tử Bạch, Thái Dương, Tam Kỳ Môn, Quý Nhân, Lộc, Mã, 2-3 cái cùng đến thì quý hiển không gì bằng mà lại phát rất mau. Cho nên, nếu Thái Tuế tọa Sơn, khi cần làm phải tính toán thật kỹ tìm các đại cát tinh hợp chiếu. Nếu không biết cách chọn đại cát tinh thì xin chớ làm bừa, vì khi "động thổ trên đầu Thái Tuế" không phải là chuyện đùa.

3/ Tam Sát: bản chất của nó là do Thái Tuế hợp cục, tạo ra sự vượng, suy theo các phương tứ chính.
Ví dụ: các năm Dần, Ngọ, Tuất (hỏa Cục) thì Vượng tại Ngọ, đối xung với Ngọ là Tam Sát (tại Tý).
Các năm khác cứ thế mà suy ra.
Khi nó đến Sơn hay tạo, táng đều kỵ. Nếu Tam Sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu tạo vậy.
Tam Hợp dụng thần có hai câu có thể gọi là “Thiên Kinh Địa Nghĩa” là “Thái Tuế khả tọa bất khả hướng”; “Tam Sát khả hướng bất khả Tọa”. Trong việc chọn Dụng Thần chọn ngày, giờ, có thể tính toán để tìm ra chân Thái Dương, Thái Âm đến hướng, đến phương để hóa giải.
Lực của Tam hợp rất lớn nên cố gắng tận dụng triệt để nó.
Lưu ý: Nếu phương đó gặp Ngũ Hoàng hội Lực sĩ thì không theo đó mà dùng được.

4/ Ngũ Hoàng: mang hành Thổ, có tên là sao Liêm chinh (trong tử vi là một sao chính diệu, vì vậy còn gọi là sao Chính quan).
Khi Ngũ Hoàng nắm lệnh, tức là nó nhập trung thì nó là Cát Tinh quyền uy tám phương, không sao cát nào vào giửa mà có uy lực tạo phúc như nó cả, vì đó là chính ngôi của nó vậy. Người ta chỉ xem nó là sát khi nó rời khỏi cung vị phi đến các phương. Vì vậy nó còn có tên là sao Ngũ hoàng sát, Chính quan sát, hay Mậu kỷ sát.
Khi sao Ngũ hoàng bay thuận đến 8 hướng xung quanh trung tâm của bản đồ cửu cung thì nó sẽ đóng tại cung đối diện với cung có sao bay vào trung tâm, và hình thành ở đó hai khí xung khắc nhau. Thí dụ: Khi sao Nhất bạch Thuỷ bay thuận từ cung Khảm (Bắc) bay vào Trung tâm thì sao ngũ hoàng Thổ sẽ mang theo Thuỷ khí của Khảm bay vào cung Ly (Nam), đối diện với Khảm. Hoả khí của cung Ly khi đó xung khắc với Thuỷ khí do Ngũ hoàng mang đến tạo thành sát.


 Cách hóa giải Ngũ Hoàng chỉ đơn giản là dùng KIM để tiết khí THỔ.

Cửu tinh tác động theo các Phương là chính, trong khi Thái tuế ngoài sự tác động theo Phương vị nó còn ảnh hưởng mạnh tới Nhân vận.
Tạo, Táng căn bản không ngoài sự tương tác Hợp (lục hợp, tam hợp), Xung, Hình.
- Tạo: do thời gian kéo dài nên cần chú trọng Mệnh Chủ.
Lấy năm sinh của chủ nhà để luận, sinh năm Giáp Tý không dùng ngày Ngọ, giờ Ngọ, cũng kỵ Canh Ngọ, cùng Giáp Ngọ bởi đều là chính xung thường gọi là Thiên Xung Địa Khắc, lực xung rất mạnh. Giáp Tý với Giáp Ngọ là Thiên Can tương đồng, Địa Chi tương xung, gọi là Thiên Tỷ Địa Xung cũng là đại hung.
- Táng: cần chú trọng Mộ Vận (Mộ long biếnvận).

Một cách đơn giản dễ hình dung là đặt vòng Tràng Sinh của Thái Tuế trên đồ hình cửu cung của niên tinh.

Ví dụ: như năm 2014 (Giáp Ngọ), Tứ lục nhập trung, ta có đồ hình sau:


- Phương Bắc là Tam Sát hội cùng Tuế Phá là phương đại hung rất kỵ động thổ, tu tạo.
- Phương Tây Bắc (cung Càn) có Ngũ hoàng phi đến, do Càn thuộc Kim, Ngũ hoàng thuộc Thổ; ta có Thổ sinh Kim nên lực của Ngũ hoàng giảm bớt nên phương này cũng không đáng ngại lắm. Ngũ hoàng chỉ đặc biệt nguy hiểm khi hội cùng Lực sỹ.
- Phương Nam có Đế vượng, vượng tinh Bát bạch (chỉ 2 cái này cũng đủ dùng rồi), nếu tính toán cho một vài sao như Thái dương, Thái âm, Quý nhân, Lộc, Mã rơi vào thì phương này cực tốt, động thổ phát rất nhanh và mạnh.

Cần nắm vững đặc tính Cửu tinh, Thái Tuế và mối quan hệ Hợp, Xung, Hình… tiến hành cân nhắc, gia giảm để đón cát tránh hung.
NB, ngày 18/12/2014
Vũ Hữu Khôi

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Tọa sơn cửu tinh

Hệ thống cửu tinh tọa sơn là: Tham lang - Cự Môn -  Lộc Tồn - Văn Khúc - Liêm Trinh - Vũ Khúc - Phá Quân - Phụ Bật. Thiên văn học gọi là chòm sao bắc đẩu hoặc hiện đại gọi là chòm đại hùng tinh. 9 sao này theo thứ tự đọc nhanh là: THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM,, PHÁ, PHỤ BẬT.
Có 4 sao tốt và 4 sao xấu. Trong 24 sơn theo nguyên tắc: ở phương vị có sao tốt đóng thì đó là phương vị tốt, và ngược lại phương vị có sao xấu đóng là phương vị xấu.
Đây cũng là pháp thức tiểu du niên biến quái dùng để nạp sa cho mộ huyệt.
Dùng các sơn tam cát, lục tú để thu sa và sử dụng 12 cát sơn (Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn) để lựa chọn tranh âm, tranh dương để theo sơn mà định hướng, theo nguyên tắc Sơn dương - hướng dương, Sơn âm - hướng âm.
Thứ tự biến quẻ từ trên xuống dưới:
- Bước 1: biến hào trên;
- Bước 2: biến hào giữa;
- Bước 3: biến hào dưới;
- Bước 4: biến hào giữa;
- Bước 5: biến hào trên;
- Bước 6: biến hào giữa;
- Bước 7: biến hào dưới;
- Bước 8: biến hào giữa;
Ví dụ: quẻ Khôn.
- Biến 1 lần hào thượng được quẻ Cấn;
- Biến hào 2 ra Tốn;
- Lần 3 hào 3 ra Càn;
- Lần 4 lại ra Ly;
- Lần 5 ra Chấn;
- Lần 6 ra Đoài;
- Lần 7 ra Khảm;
- Lần 8 lại về Khôn;

Nạp giáp cho bát quái:
- KHÔN, ẤT (Khôn)
- CẤN, BÍNH (Cấn)
- TỐN, TÂN (Tốn)
- CÀN, GIÁP (Càn)
- NHÂM, DẦN, NGỌ, TUẤT (Ly)
- CANH, HỢI, MÃO, MÙI (Chấn)
- ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU (Đoài)
- QUÝ, THÂN, TÍ, THÌN (Khảm)

- Biến lần 1 ra Tham lang. Nghĩa là Tham lang sẽ đóng ở Sơn vị Cấn và Bính.
- Biến lần 2 ra Cự môn. Vậy Cự Môn sẽ đóng ở Tốn, Tân.
- Biến lần 3 ra Lộc Tồn. Vậy Lộc tồn sẽ đóng ở Càn, Giáp.
- Biến lần 4 ra Văn Khúc. Vậy Văn Khúc sẽ ở Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất.
.... Cuối cùng Phụ Bật sẽ đóng ở Khôn và Ất.

Ví dụ: toạ Nam thì lần đầu biến sẽ là Chấn. Vậy Canh, Hợi, Mão, Mùi sẽ có sao Tham lang. Và ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU, sẽ là CỰ MÔN.

Sau khi an sao xong chỉ lấy sao ở hướng kiến trúc để đoán.
- Tham lang chủ thông minh sinh con hiếu thuận là sao tốt Thuộc Mộc.
- Cự Môn thuộc thổ Thiên Y... chủ trung hậu trường thọ gần quan quý.


Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:


6 Responses to Tọa sơn cửu tinh

  1. nqthang235 says:
    Em đọc bài của bác thấy nạp giáp của bác khác các bài nạp giáp khác trên mạng. Của họ là Càn nạp Giáp, Nhâm; Khôn nạp Ất, Quý;… Bác có thể giải thích cho em đôi chút được không? Cảm ơn bác nhiều.
  2. Thanh Bình says:
    Chào anh khôi,
    Bảng tọa sơn cửu tinh an ra sai rồi
    ví dụ: Quẻ Ly tại sơn thìn(nạp khảm) theo du niên Khảm-Ly diên niên là vũ khúc thì bảng trên là “lộc tồn” không ổn rồi.
    anh xem sửa lại.
    Bibi
    Alina
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đây là cách biến theo thứ tự THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM, VŨ, PHÁ, PHỤ BẬT. Nó hơi khác so với cách phối cung theo bát trạch một chút. Quẻ Ly sau khi biến hào thượng, trung, hạ được quẻ Khảm. Theo thứ tự trên sẽ là LỘC TỒN.
  3. Anthony says:
    Chào c.khôi,
    Ví dụ nhà tọa quý hướng đinh (192độ) theo bảng trên tọa quý “Phụ bật” và hướng Đinh “Liêm trinh”. ở hướng Liêm Trinh xấu vậy hóa giải như thế nào? mặc dù theo phần mềm phi tinh tinh của chú ở hướng Đinh “838” nếu dùng hỏa để hóa thì không ổn vì Liêm trinh cũng là hỏa.
    vậy thoe chú ở hướng “Liêm Trinh” cần hóa giải ntn?
    Cam ơn
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Câu hỏi của bác với tôi là một vấn đề khó, nên tôi không biết trả lời ra sao.
      Thường thì nếu theo huyền không thì thôi bát trạch hoặc ngược lại. Còn để kết hợp hai trường phái lý khí này với nhau thì cũng tùy sở học của mỗi người, trong từng trường hợp dùng cái này thì bỏ cái kia.