Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tràng sinh cho dương trạch



Đầu tiên phải xem thế đất Âm hay Dương.
- Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
- Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.
Thế đất dương thì vòng Tràng sinh đi thuận, thế đất âm thì vòng Tràng sinh đi nghịch.
Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm - Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.

Cách 1: Khởi cung dựa theo đặt tính nhành của Sơn để chọn cung Trường sinh ở đâu.

1. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Thủy: Hợi, Nhâm, Tý, Quý thì:
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

2. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Mộc: Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn thì:
- Trường sinh thuận tại Hợi;
- Trường sinh nghịch tại Ngọ;

3. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Hỏa: Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh thì:
- Trường sinh thuận tại Dần;
- Trường sinh nghịch tại Dậu;

4. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Kim: Thân, Canh, Dậu, Tân, Càn thì:
- Trường sinh thuận tại Tỵ;
- Trường sinh nghịch tại Tý;

5. Nếu long (tọa sơn) đến từ các sơn thuộc Thổ: Cấn, Khôn, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì:
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

Ví dụ: long đến từ các sơn thuộc Thủy.

Cách 2: Khởi cung dựa theo đặtính Tam hợp cục Nhành của Sơn địa chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh ở đâu.

1. Khi long (tọa sơn) là: Khôn, Nhâm, Ất, Thân, Tý, Thìn - Thủy cục.
- Trường sinh thuận tại Thân;
- Trường sinh nghịch tại Mão;

2. Khi long (tọa sơn) là: Cấn, Bính, Tân, Dần, Ngọ, Tuất - Hỏa cục
- Trường sinh thuận tại Dần;
- Trường sinh nghịch tại Dậu;

3. Khi long (tọa sơn) là: Tốn, Canh, Quý, Tỵ, Dậu, Sửu - Kim cục
- Trường sinh thuận tại Tỵ;
- Trường sinh nghịch tại Tý;

4. Khi long (tọa sơn) là: Càn, Giáp, Đinh, Hợi, Mão, Mùi - Mộc cục
- Trường sinh thuận tại Hợi;
- Trường sinh nghịch tại Ngọ;

Ví dụ: Tràng sinh thuộc Hỏa cục

Có 2 cách để dễ nhớ cho các vòng Âm Dương này:
- Cung Lâm Quan của Dương là Đế Vượng của Âm, và ngược lại, Đế Vượng của Dương là Lâm Quan của Âm.
- Dương khời Trường Sinh tại cung đầu tiên trong Tam Hợp, Âm khởi Trường Sinh tại cung cuối cùng trong Tam Hợp lùi lại 1 cung.
Tùy cuộc đất mà sử dụng cách nào.
Còn một số cách lập tràng sinh khác thường chỉ dùng trong âm trạch.
Ý nghĩa vòng tràng sinh và ứng dụng sa, thủy thì có nhiều trong các sách vở, tài liệu khác, nên tôi không viết lại nữa.

Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

5 Responses to Tràng sinh cho dương trạch

  1. Alina says:
    Chào a.Khôi,
    cho em hỏi sau khi an thủy lai, thủy khứ theo vòng trường sinh trên.
    giờ muốn biết các địa chi của vòng tràng sinh thuộc phương nào ?mong anh hướng dẫn thêm
    ví dụ : vòng tràng sinh hỏa cục lâm quan/đế vượng ở Ngọ, vậy địa chi Ngọ ở phương Đông hay Tây hay Nam hay Bắc thì như thế nào?
    Rất mong nhận thông tin hướng dẫn thêm từ bài viết của anh.
    Thanks,
    Alina
  2. Alina says:
    Chào a.Khôi,
    anh cho em hỏi thêm trên vòng tràng sinh thủy cục và hỏa cục có: giáp,ất,bính,đinh,càn,khôn,cấn,tốn,nhâm, quý ý nghĩa gì?em không thấy nói trong bài viết trên.
    Thanks,
    Alina
  3. Chào bạn Alina.
    Vòng 24 sơn (giáp,ất,bính,đinh,càn,khôn,cấn,tốn,nhâm, quý…) là cố định trên la kinh. Chính Ngọ là hướng chính nam 180 độ, chính Mão là hướng chính Đông 90 độ. Bất kể la kinh nào cũng có vòng này. Việc giải thích nó thì bạn có thể tìm hiểu ở nhiều sách dạy căn bản về phong thủy.
  4. An says:
    Chào a.Khôi,
    anh cho em hỏi:
    “- Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
    – Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.”
    ví dụ: một mảnh đất hình chữ nhật sơn Ất. làm cách nào để biết thế đất chạy theo chiều thuận kim đồng hồ hay nghịch kim đồng hồ. Và vị trí đứng ở giữa nhà hay ở trước nhà để nhìn.
    Thanks,
    An
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đứng ở giữa cuộc đất để nhìn Long. Bài viết về tràng sinh trên cũng còn khá sơ sài. Lập tràng sinh thì vậy nhưng ứng dụng nó thì cũng khá phức tạp

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Chọn thời điểm làm nhà thích hợp


Chọn thời điểm làm nhà thích hợp

Nguyên tắc là phải lấy Bổ Long, Phù Sơn, Tướng Chủ mà chọn. Ngày nay việc chọn thời điểm làm nhà nhiều khi để đáp ứng nhu cầu sử dụng là chính nên đôi khi việc chọn thời điểm xây dựng vẫn chưa hợp lý theo dịch lý, phong thủy. Nhà thành phố thì chủ yếu cần phù (bổ) Sơn, hợp với mệnh chủ là được.
Thời điểm làm nhà phải căn cứ vào hướng nhà là chính, bởi địa vận quan trọng hơn nhân vận.
Cần tránh các năm phạm: Niên khắc sơn gia, Thái tuế xung sơn, Tam Sát, Ngũ hoàng, Âm Phủ khắc là Phục binh, là đại họa. Đó là Hung thần khẩn yếu về khai sơn, chớ nên động thổ. Hung thần tới sơn thì không có cách chế, cần tránh đi thì hơn.

* Phù sơn: tọa sơn không có đại hung sát, có cát tinh chiếu tới, bát tự hợp nhau, không xung, không khắc tức là phù vậy.
Bổ sơn tất phải dùng Tam hợp cục địa chi để bồi bổ. Xem Nguyệt lệnh làm chủ, tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là được lệnh, tức như tháng Mộ cũng xem như là Vượng, vì Sinh, Vượng, Mộ thuộc tam hợp cục.
Ví dụ: như cục Thân - Tý - Thìn, có thể dùng 2 Thân 1 Tý, hoặc 2 Thìn 1 Tý. Trong 3 chữ Thân - Tý - Thìn thì 2 chữ Thân, Thìn thiếu 1 chữ không hại gì nhưng chữ Tý hẳn không thể thiếu được. Được cả 3 chữ Thân - Tý - Thìn thì rất tốt.
- Nhật, Nguyệt, Kim, Thủy, Tử, Bạch, Kỳ, Đức được 1, 2 cái tới Sơn là đại cát.
- Bát Tự tứ trụ có Lộc, Mã, Quý Nhân mà tới Sơn, tới Hướng là đại cát. Như Dần Sơn, phần nhiều dùng chữ Giáp, Giáp Sơn phần nhiều dùng chữ Dần, gọi tên là Đôi Lộc cách. Cách khác cũng cùng thế mà suy ra. (phàm dùng Lộc Mã Quý nhân, kỵ rơi vào chỗ Tuần không).

* Tướng chủ: là lấy tứ trụ Bát Tự để giúp Mệnh chủ nhân, thường dùng thiên can hợp với mệnh chủ. Làm nhà lấy Mệnh (tuổi) người Trạch trưởng (chủ nhà), mà mệnh thì đều chú trọng thiên can của năm sinh gồm bàn cả địa chi, hoặc hợp Quan, hoặc hợp Tài, hoặc Tỷ Kiên, hoặc Ấn thụ, hoặc tứ Trường Sinh, hoặc lấy Lộc, Mã, Quý Nhân, các cách ấy, không xung Mệnh, khắc Mệnh mà lại Bổ Long (Sơn).
Phàm sức của Tam Hợp lớn hơn Lục Hợp, nhưng Chủ Mệnh lại tốt ở Bát tự Lục Hợp, mà Tam Hợp là thứ. Duy dùng Tam hợp để hàng Sát, được Chủ mệnh cùng Bát tự cộng thành Tam hợp là tốt. Sơn Hướng lại tốt cùng Bát tự Tam Hợp, mà Lục Hợp coi nhẹ vậy.

Việc chọn được phù sơn mà lại tốt với mệnh chủ là rất khó, cần cân nhắc nhiều thứ. Nhiều khi chỉ tránh được các đại hung tinh tới Sơn, không hình, xung, khắc với mệnh chủ và có vài cát tinh đến sơn, hướng thì cũng đạt được tương đối rồi.


Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

6 Responses to Chọn thời điểm làm nhà thích hợp

  1. An says:
    Chào a.Khôi,
    1. “* Phù sơn: tọa sơn không có đại hung sát, có cát tinh chiếu tới, bát tự hợp nhau, không xung, không khắc tức là phù vậy”
    ví dụ : sơn ất hướng tân(286 độ), năm nay 2014 có sao nhị hắc đến sơn(hung).
    còn ý bát tự hợp nhau -vi dụ 1977 mệnh thổ như vậy là sơn nhà và mệnh khắc nhau?
    2. Bổ sơn: ví dụ sinh tháng thìn năm 1977. Như vậy Sơn Ất và tháng thìn thuộc cục gì?
    3.Bát tự có lộc, mã và quý nhân đến sơn?anh có thể cho ví dụ cụ thể.
    Thanks,
    An
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Sách xưa viết chủ yếu cho âm trạch. Bài này có thể dùng cho dương trạch nhưng phương pháp luận không quá khắt khe như vậy.
      1. Sao nhị hắc cũng chỉ được xếp vào hàng thứ yếu.
      1977 mệnh Thổ và sơn Ất có khắc nhau nhưng cũng không quan trọng, cần xem xét 2 sơn bên cạnh nữa. Đây là phương vị cố định theo thời gian nên không thay đổi được.
      2. Sơn Ất thuộc thủy cục vậy cần dùng năm, tháng, ngày, giờ thuộc kim cục hay thủy cục.
      Dùng năm sinh thôi để xét năm làm có tương chủ không. VD: sinh 1977 thì cần có chữ Nhâm ở năm, tháng, ngày, giờ.
      3. Lộc, mã, quý thì dùng phần mềm phong thủy ứng dụng để tính, viết ra rất dài.
  2. An says:
    Chào a. Khôi,
    Thanks.
    1. Cần xét 2 sơn bên cạnh tức phương đông nam và phương đông bắc? như nhà sơn Ất thì 2 sơn bên cạnh là sơn gì?
    2.sinh năm 1977(tức Đinh Tị) thì cần chữ Nhâm ở năm/tháng/ngày/giờ? tại sao không dùng được kim(Canh,Tân) hay Thủy(Nhâm,Quý) mà chỉ dùng “Nhâm”
    Thanks,
    An
    2.
    • Vũ Hữu Khôi says:
      1. Hai sơn bên cạnh là Mão, Thìn, nhưng cái này cũng không quan trọng đâu.
      2. Sách xưa viết rất vắn tắt. Đọc kỹ từng câu từng chữ sẽ thấy. Mệnh chủ dùng thiên can để luận, nhưng không phải luận theo ngũ hành sinh khắc mà luận theo sự xung, hợp… Ở đây ta thấy Đinh tương hóa với Nhâm.
  3. An says:
    Chào a. Khôi,
    Thanks.
    em muốn hỏi về “Nguyệt Khắc sơn gia”. Trong cuốn hiệp kỷ biện phương thư xem có đọc đến phần này nhưng không hiểu.
    Anh có thể viết bài này lên website hoặc hướng dẫn cách tính nguyệt khắc sơn gia theo từng năm?
    Thanks,
    An


Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Mộ long biến vận


Mộ vận (mộ long biến vận)
Trích Hiệp kỷ biện phương thư

"Thông thư đại toàn" nói rằng: "Hai mươi sơn, Hng phạm ngủ hành là chính vận, dùng Ngũ tý nguyên độn năm nay, đếm đến mộ Thìn bn sơn, nạp âm ch m Thìn là biến vận, dùng Thái tuế nạp âm với nạp âm mộ vận năm, tương sinh là cát, mộ vận nạp âm khắc Thái tuế nạp âm là đặc biệt cát, duy chỉ k năm, tháng, ngày, giờ nạp âm khc mộ vận nạp âm mà thôi".

* Tám sơn: Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân, chính vận thuộc Thủy. Sửu, Q, Khôn, Canh,i, năm sơn chính vận thuộc Thổ. Thủy, Thổ: mộ tại Thìn.
- Năm Giáp, Kỷ: Mậu thìn mộc vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm kim;
- Năm Ất, Canh: Canh thìn kim vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm hỏa;
- Năm Bính Tân: Nhâm thìn thủy vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm th;
- Năm Đinh Nhâm: Giáp thìn hỏa vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm thủy;
- Năm Mậu Quý: Bính thìn thổ vận, kị dùng vào ngày, giờ, tháng, năm mộc.

* Bn sơn Ly, Nhâm, Bính, Ất, chính vận thuộc hỏa. Hỏa mộ tại Tuất.
- Năm Giáp, Kỷ: Giáp tuất hỏa vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm thủy;
- Năm t, Canh: Bính tuất th vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm thủy;
- Năm Bính, Tân: Mậu tuất mộc vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm kim;
- Năm Đinh, Nhâm: Canh tuất kim vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm hỏa;
- Năm Mậu, Quý: Nhâm tuất thủy vận, kị dùng ngày, giờ, tháng, năm thổ;

* Ba sơn Chấn, Cấn, Tị, chính vận thuộc mộc, mộ tại Mùi.
- Năm Giáp, Kỷ: Tân mùi thổ vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ mộc;
- Năm Ất, Canh: Quý mùi mộc vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ kim;
- Năm Bính, Tân: Ất mùi kim vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ hỏa;
- Năm Đinh, Nhâm: Đinh mùi thủy vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ thổ;
- Năm Mậu, Quý: Kỷ mùi hỏa vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ thủy;

* Bn sơn Càn, Hợi, Đoài, Đinh, chính vận thuộc kim. Kim mộ tại Sửu;
- Năm Giáp, Kỷ: Ất sửu kim vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ hỏa. Sau Đông chí, Đinh sửu thủy vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ thổ;
- Năm Ất, Canh: Đinh sửu thủy vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ thổ. Sau Đông chí, Kỷ sửu hỏa vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ thủy;
- Năm Bính, Tân: Kỷ sửu hỏa vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ thủy. Sau Đông chí, Tân sửu thổ vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ mộc;
- Năm Đinh, Nhâm: Tân sửu thổ vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ mộc. Sau Đông chí, Quý sửu mộc vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ kim;
- Năm Mậu, Quý: Quý sửu mộc vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ kim. Sau Đông chí, Ất sửu kim vận, kị dùng năm, tháng, ngày, giờ hỏa;
Theo mộ long, bản sơn long, Mộ khố biến vận của Hồng phạm ngũ hành, nạp âm của bản mộ khố tùy theo tuế vận mà biến vậy. Dùng Ngũ tý nguyên độn cùng nghĩa với thất chính từ Đông chí khởi tính cùng nghĩa với thất chính từ Đông chí năm nay tức thuộc sang năm. Vận của trời đất đều từ Tý bắt đầu. Như vậy Ngũ Tý nguyên độn bắt đầu ở Tý, cuối hết ở Hợi, mà một năm gồm cả bốn mùa, sau Đông chí là tháng Sửu, Tuế quân chưa lại mà mộ vn đã thay đổi, Sửu là kim mộ, vì vậy mộ vn của kim sơn, sau Đông chí lại trùng biến.
Như Giáp sơn chính vận thuộc thủy, thủy mộ tại Thìn. Ngũ Tý nguyên độn năm Giáp, Kỷ: t Giáp tý thuận số được Mậu thìn, nạp âm thuộc mộc, tức là mộc vận.
Càn sơn thuộc kim, kim mộ tại Su; Ngũ Tý nguyên độn năm Giáp Kỷ: t Giáp thuận số được Ất sửu, nạp âm thuộc kim, tức là kim vận. Sau Đông chí thuộc năm Ất, Canh, dùng Ngũ Tý nguyên độn năm Ất, Canh: từ Bính tý thuận số được Đinh su, hoặc dùng Ngũ nguyên độn năm Giáp, Kỷ: từ Giáp tý thuận s đến Ất hợi, lại tiến mà thuận số đến Su cũng được Đinh su, nạp âm thuộc thủy, tức là thủy vận. Ngoài ra phỏng như thế.

Thích ý:
Mộ long biến vận là lấy hai mươi tư sơn Hồng phạm ngũ hành làm chính vận, xem chỗ mộ tại thời nào, dùng số ngũ Tý nguyên độn của bn niên, đến thời mộ của bn sơn, nạp âm thời mộ chính là biến vận. Lấy nạp âm thái tuế với nạp âm mộ vận của bn niên, tương sinh, tương hợp là cát, nạp âm mộ vận khắc nạp âm Thái tuế, đặc biệt là cát tưng. Nạp âm của năm, tháng, ngày, giờ khắc nạp âm mộ vận thì không cát.
Theo năm gọi là mộ long, chính là sơn long. Mộ kh biến vận đúng là Hng phạm ngũ hành, là bởi vì nạp âm của bn mộ khố, tùy theo tuế vận biến hóa mà đến. Vận của trời đất đều bắt đu từ Tý, cho nên đu năm, Đông chí đã thuộc năm nay, Đông chí năm nay thì thuộc sang năm, mộ long biến vận sau Đông chí, chính ứng hợp khi độn từ cuối năm. Như Càn sơn thuộc kim, kim mộ tại Sửu. Ngũ Tý nguyên độn năm Giáp, Kỷ: từ Giáp thuận s được Ất sửu, nạp âm thuộc kim, tc biến vn là kim vận. Sau Đông chí thuộc năm Ất, Canh: từ Bính tý thuận số được Đinh sửu, nạp âm thuộc thủy, biến vận tức là thủy vận.




Nguồn: www.khoi.name.vn

Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

2 Responses to Mộ long biến vận

  1. Du pham says:
    Chào a.Khôi,
    1. anh cho em hỏi “Mộ long biến vận” dùng để làm gì?
    ví dụ: nhà sơn ất năm nay Giáp ngọ 2014?cách tính như thế nào. Em đọc nhưng vẫn chưa hiểu.(theo như trên sơn Ất thuộc Hỏa, năm Giáp Ngọ 2014 nạp âm kim. Vậy là năm 2014 căn nhà sơn Ất khắc năm Giáp ngọ?)
    2.Trong bảng trên như năm Giáp,Kỷ: Giáp tuất hỏa vận. Kị năm/tháng/ngày/giờ Thủy(sao em không thấy năm Kỷ) hoặc năm ất,canh thì bính tuất(không thấy ất hay canh)
    Rất mong nhận tin hồi đáp từ anh.
    Thanks,
    An.
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Mộ long biến vận chủ yếu dùng để tính thời gian, phương vị cải táng. Việc động thổ làm nhà cũng có thể tính, nhưng tọa nhà thường tính bao gồm cả một phương vị lớn nên chỉ tính tham khảo thôi. Sửa chữa trên mặt đất không dùng. Không dùng luận khí vượng suy.
      Nhà sơn Ất thì những năm có chữ Giáp, Kỷ ta tính được mộ vận là Giáp Tuất (chứ không phải năm Giáp Tuất). Mộ vận bao giờ cũng ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (có thể hiểu như Giáp Tuất là khí của mộ khố Tuất vậy). Giáp Tuất nạp âm thì thuộc Hỏa.